BSC: Moody's hạ xếp hạng tín nhiệm có thể tác động tiêu cực lên doanh nghiệp phát hành trái phiếu quốc tế

11/10/2019 10:47

Ngày 10/09, tổ chức xếp hạng tín dụng Moody’s cho biết họ đang đánh giá lại xếp hạng Ba3 của Việt Nam và cân nhắc hạ mức điểm tín dụng xuống. Họ đã đưa ra đánh giá này sau khi nhận được tin tức một vài khoản thanh toán trả nợ của chính phủ đang bị trì hoãn. Tổ chức này dự kiến sẽ hoàn thành đánh giá xếp hạng trong ba tháng tới.

BSC: Moody's hạ xếp hạng tín nhiệm có thể tác động tiêu cực lên doanh nghiệp phát hành trái phiếu quốc tế

Ngày 10/09, tổ chức xếp hạng tín dụng Moody’s cho biết họ đang đánh giá lại xếp hạng Ba3 của Việt Nam và cân nhắc hạ mức điểm tín dụng xuống. Họ đã đưa ra đánh giá này sau khi nhận được tin tức một vài khoản thanh toán trả nợ của chính phủ đang bị trì hoãn. Tổ chức này dự kiến sẽ hoàn thành đánh giá xếp hạng trong ba tháng tới.

* Bộ Tài chính phản hồi việc Moody’s xem xét hạ xếp hạng tín nhiệm quốc gia

Moody’s cho biết, dựa trên thông tin hiện có, chưa có khoản lỗ hoặc mới chỉ có khoản lỗ tối thiểu đối với các chủ nợ. Nhưng hiện tượng này có thể cho thấy hệ thống tài chính Việt Nam không còn phù hợp với xếp hạng Ba3 và cần phải đánh giá lại.

Với dự trữ ngoại hối lớn và các yêu cầu tài chính ở mức thấp, Việt Nam hoàn toàn có khả năng đáp ứng các nghĩa vụ trả nợ. Tuy nhiên, bản đánh giá sắp tới sẽ kiểm tra xem liệu những điểm yếu về thể chế tài chính của Việt Nam có dẫn tới khả năng các khoản thanh toán tương lai có bị trì hoãn hoặc bỏ lỡ. Trong thời gian xem xét, Moody’s sẽ làm rõ thêm về hiệu quả của các biện pháp và quy trình mà chính phủ Việt Nam đã đưa ra để đảm bảo thanh toán đầy đủ và kịp thời tất cả các nghĩa vụ.

CTCK Ngân hàng đầu tư và Phát triển Việt Nam (BSC) cho rằng, do hạng tín dụng của Việt Nam đang bị đánh giá lại, một số ngân hàng đứng đầu cũng có thể bị giảm hạng tín dụng khi Moody’s chỉ cho phép mức điểm tín dụng cao nhất của ngân hàng trong một quốc gia ngang bằng với hạng mức tín dụng của quốc gia đó. Cụ thể là: ACB, MBB, TCB, VCB.

Hơn nữa, việc điểm tín dụng bị suy giảm sẽ khiến mức lãi suất của các nhóm trái phiếu hay các khoản hợp đồng hoán đổi rủi ro tín dụng (CDS) tăng mạnh lại do nhà đầu tư ngoài nước sẽ đòi hỏi mức lãi suất cao hơn với các khoản nợ vay rủi ro.

“Điều này có thể sẽ gây tác động tiêu cực với các nhóm doanh nghiệp, tổ chức hoặc cơ quan chính phủ đã và đang phát hành trái phiếu cho các nhà đầu tư ngoài nước. Đặc biệt là trong công đoạn quản lý dòng tiền của hoạt động kinh doanh, hoạt động tài chính và các dự án trọng điểm”, BSC nhận định.

Trong 3 tháng tới, Việt Nam có thể sẽ làm việc chặt chẽ với Moody’s để đảm bảo hạng tín nhiệm Ba3 của mình.

Tại bản tin ngày 10/10, CTCK Bản Việt (VCSC) cho biết, Moody’s thông báo sẽ “xem xét hạ xếp hạng tín nhiệm” của Việt Nam sau khi nhận được thông tin Chính phủ Việt Nam “hoãn thanh toán một số nghĩa vụ nợ”. Quyết định này đã ảnh hưởng đến bậc tín nhiệm của các ngân hàng khi Moody’s cũng thông báo 17 ngân hàng sẽ được xem xét điều chỉnh hạ bậc tín nhiệm. Moody’s cho biết rằng “việc đánh giá điều chỉnh bậc tín nhiệm của các ngân hàng chủ yếu ảnh hưởng bởi xếp hạng tín nhiệm quốc gia và không phản ánh sự suy yếu tình hình tài chính của các ngân hàng”.

Theo VCSC, đây là một thông tin đáng tiếc khi các chỉ báo riêng đo lường chất lượng tín dụng của các cổ phiếu ngân hàng trong danh mục theo dõi của CTCK này đã ghi nhận sự cải thiện ổn định trong 2 năm qua (VCSC vẫn chưa có số liệu KQKD quý 3/2019). Ngoài ra, nếu việc điều chỉnh bậc tín nhiệm chính thức diễn ra, diễn biến này sẽ không phản ánh hợp lý các tiến bộ mà các ngân hàng đã thực hiện được.

Ngày 10/10, Bộ Tài chính đã có phản hồi việc Moody’s xem xét hạ xếp hạng tín nhiệm quốc gia.

Theo Bộ Tài chính, Moody's cần xác định rõ nghĩa vụ nợ dự phòng và nghĩa vụ nợ trực tiếp của Chính phủ. Chính phủ chưa bao giờ chậm trễ trong thực hiện nghĩa vụ trả nợ của Chính phủ.

Cơ sở Moody’s đưa ra quyết định xem xét hạ bậc xếp hạng tín nhiệm bắt nguồn từ đánh giá cho rằng những hạn chế trong công tác phối hợp giữa các cơ quan Chính phủ dẫn đến tình trạng chậm thanh toán nghĩa vụ nợ Chính phủ.

Bộ Tài chính làm rõ đây là nghĩa vụ nợ được Chính phủ bảo lãnh, thuộc nghĩa vụ nợ dự phòng của Chính phủ, không phải là nghĩa vụ nợ trực tiếp của Chính phủ.

Bộ Tài chính khẳng định việc Moody’s đưa Việt Nam vào diện xem xét để hạ bậc chỉ dựa trên một sự việc riêng lẻ là không phù hợp. Theo Bộ Tài chính, Moody's cần xác định rõ nghĩa vụ nợ dự phòng và nghĩa vụ nợ trực tiếp của Chính phủ. Chính phủ chưa bao giờ chậm trễ trong thực hiện nghĩa vụ trả nợ của Chính phủ.

Phương Châu

FILI

CÁC TIN TRƯỚC

Tin xem nhiều nhất

Đăng ký nhận bản tin

Symptoma