Các doanh nghiệp Myanmar kêu gọi Chính phủ giảm thuế

24/09/2018 20:30

Các doanh nghiệp Myanmar đang hối thúc Chính phủ hạ thuế suất nhằm giảm bớt áp lực do xu hướng tăng tỷ giá hối đoái và sụt giảm nhu cầu trong vài tháng qua, The Myanmar Times đưa tin.

Các doanh nghiệp Myanmar kêu gọi Chính phủ giảm thuế

Các doanh nghiệp Myanmar đang hối thúc Chính phủ hạ thuế suất nhằm giảm bớt áp lực do xu hướng tăng tỷ giá hối đoái và sụt giảm nhu cầu trong vài tháng qua, The Myanmar Times đưa tin.

Theo kết quả Khảo sát Cảm tính Kinh doanh do Phòng Thương mại và Công nghiệp Myanmar (UMFCCI) thực hiện hàng quý được công bố hồi tháng 8, thuế suất cao là một trong số những nguyên nhân hàng đầu khiến nền kinh tế Myanmar suy yếu.

Ngoài việc cho thấy niềm tin kinh doanh tổng thể hàng năm đã giảm 25%, kết quả khảo sát của UMFCCI còn cho biết, 3 trong số 5 nguyên nhân dẫn đến việc thiếu tự tin về xu hướng tăng trưởng kinh tế đều có liên quan đến thuế.

Trong suốt phiên họp với Cố vấn Nhà nước Aung San Suu Kyi diễn ra hồi cuối tháng 8, các nhà lãnh đạo doanh nghiệp, gồm Chủ tịch U Zaw Min Win của UMFCCI và Chủ tịch U Shein Win của Hiệp hội Các doanh nghiệp xây dựng Myanmar (MCEA), đã hối thúc Chính phủ cắt giảm thuế và lãi suất hiện hành để có thể thu hút được nhiều vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) hơn vào Myanmar.

Được biết, Cục Quản lý Doanh nghiệp và Đầu tư (DICA) hiện đang kỳ vọng Myanmar sẽ thu hút được 5.8 tỷ USD vốn FDI trong năm tài chính 2018 – 2019, con số không thay đổi nhiều so với năm tài chính 2017 – 2018 (kết thúc vào 31/03/2018). Trong năm tài chính 2017 – 2018, Myanmar đã thu hút được tổng cộng 5.7 tỷ USD từ 222 dự án. Trong khi đó, trong  năm tài chính 2016 – 2017, Đất nước này đã thu hút được 6.6 tỷ USD vốn FDI từ 135 dự án.

Giảm thuế

Đây không phải là lần đầu tiên cộng đồng kinh doanh tại Myanmar lên tiếng kêu gọi Chính phủ hạ thuế suất – yếu tố gây cản trở hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp mới thành lập.

U Maung Weit, một doanh nhân trong nước, trình bày: “Khi chúng tôi bắt đầu điều hành một doanh nghiệp, chúng tôi phải đầu tư vào các tài sản vốn. Vậy mà chúng tôi còn phải trả 30% thuế cho khoản chi phí vốn dù thực tế chúng tôi thậm chí chưa tiến hành hoạt động kinh doanh. Thế nên, chúng tôi đề nghị giảm mức thuế này xuống còn 5% trong 1 hoặc 2 năm đầu sau khi thành lập”.

Nhiều chủ doanh nghiệp khác cũng tỏ ra thất vọng khi trong quy định pháp luật chính thức đã được thông qua hồi 20/03 không hề đề cập đến quy chế về ưu đãi thuế. Theo Luật thuế Liên bang 2018, tất cả các nguồn thu nhập không được công khai sẽ bị đánh thuế theo mức thuế suất 30%. Theo luật mới này, việc giảm thuế chỉ áp dụng đối với những hàng hóa đặc biệt và thuế nhà thầu.

Nếu như được thông qua, chính sách ưu đãi thuế có thể sẽ giúp người cư trú và cả những người không cư trú đóng thuế ít khoảng chừng 3% đối với khoản thu nhập mà trước đây họ chưa đóng hoặc đóng thuế chưa đủ.

Theo Ủy ban Tài khoản Công Chung (JPAC), chính sách ưu đãi này đã bị bác bỏ là do điều này có thể giúp những người đã từng trốn thuế trước đây chỉ đóng thuế với mức thấp hơn so với những người đã chấp hành đúng quy định. Điều này cũng sẽ cho phép họ tránh được việc đóng phạt do trốn thuế.

Tại phiên họp, Cố vấn Nhà nước Daw Aung San Suu Kyi đã giải thích rằng, Chính phủ cần xem xét mọi khía cạnh cũng như hệ quả của việc áp dụng chính sách ưu đãi thuế. Bà nói thêm, Chính phủ sẽ tiếp tục nghiên cứu và thảo luận các khoản giảm thuế tiềm năng nhưng bà cũng nói rõ, hiện bà vẫn chưa có câu trả lời mang tính quyết định liệu điều này có được thực hiện hay không.

Tính đến nay, dữ liệu thu thuế của JPAC cho thấy doanh thu thuế đã và đang tăng dần qua mỗi năm kể từ năm 2011 – 2012. Quỹ châu Á cũng cho thấy, hơn 70% người dân mà họ đã khảo sát trong một nghiên cứu được thực hiện trong năm 2018 này vẫn xem các khoản thuế nhà đất, thương mại và thu nhập là hợp lý. Tuy nhiên, khảo sát cho biết, số biên lai thu thuế của Myanmar chiếm chỉ khoảng từ 6 – 7% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) – mức thấp nhất trong khu vực ASEAN.

Đối với Chính phủ Myanmar vốn phụ thuộc nhiều vào doanh thu thuế để chi ngân sách thì họ cần có các giải pháp bình ổn và cơ cấu, chẳng hạn kiểm soát giao dịch trái phép qua biên giới, được thực hiện trong cả nước để quốc gia này có thể trụ vững trong dài hạn.

Đỗ Thảo (Theo The Myanmar Times)

FILI

CÁC TIN TRƯỚC

Tin xem nhiều nhất

Đăng ký nhận bản tin

Symptoma