Đại dịch COVID-19 sẽ tạo ra một thế hệ siêu tiết kiệm?

06/04/2020 09:35

Một thế hệ siêu tiết kiệm không thích rủi ro có thể xuất hiện sau cuộc khủng hoảng virus corona và có khả năng định hình lại nền kinh tế, các chuyên gia cho biết.

Đại dịch COVID-19 sẽ tạo ra một thế hệ siêu tiết kiệm?

Một thế hệ siêu tiết kiệm không thích rủi ro có thể xuất hiện sau cuộc khủng hoảng virus corona và có khả năng định hình lại nền kinh tế, các chuyên gia cho biết.

Trong cuộc trò chuyện qua điện thoại với CNBC, Morgan Housel, đồng sở hữu công ty đầu tư mạo hiểm Collaborative Fund và là tác giả cuốn sách “The Psychology of Money” (Tâm lý về tiền bạc), nói cuộc khủng hoảng virus corona sẽ dẫn đến “một thế hệ siêu tiết kiệm” luôn thận trọng trong việc mạo hiểm về tài chính.

Khi bạn đột nhiên thức dậy với thực tế rằng thế giới mong manh hơn nhiều so với bạn từng tin, thì bạn ít muốn mạo hiểm về tương lai hơn nhiều so với trước đây”, ông nói với CNBC.

Chủng mới của virus corona, lần đầu tiên được báo cáo tại thành phố Vũ Hán của Trung Quốc vào cuối năm 2019, đến nay đã lây nhiễm cho 1 triệu người trên toàn cầu, và hơn 53,000 người đã thiệt mạng vì virus này. Những lo sợ về mức độ và thời gian kéo dài dịch bệnh cũng đã làm rung chuyển các thị trường chứng khoán toàn cầu và khiến các nhà phân tích trên khắp thế giới cảnh báo một cuộc suy thoái lớn sắp diễn ra.

Hôm thứ Năm, Bộ Lao động Mỹ báo cáo 6.6 triệu đơn xin trợ cấp thất nghiệp đã được nộp vào tuần trước - gấp đôi tuần trước đó. Các nhà kinh tế tin rằng con số này sẽ tiếp tục tăng trong bối cảnh khủng hoảng tiếp diễn.

Housel suy đoán tốc độ cuộc khủng hoảng ảnh hưởng đến nền kinh tế sẽ có “tác động sâu sắc đến khả năng suy nghĩ về tương lai theo cách lạc quan của con người”.

Ngay cả khi cuộc khủng hoảng này kết thúc vào ngày mai - và rõ ràng nó sẽ không xảy ra - thì những gì chúng ta trải qua đã đủ nghiêm trọng để để lại tác động cho cả một thế hệ”, ông cảnh báo.

Tác động về mặt kinh tế

Mặc dù nói một động thái xã hội đối với việc tích trữ tiền mặt có thể cản trở tăng trưởng GDP, nhưng Housel cũng cho rằng điều đó sẽ có khía cạnh tích cực về mặt kinh tế.

Nó có thể dẫn đến một hệ thống mà chúng ta thực sự có khả năng quản lý và hấp thụ những cú sốc trong tương lai hơn hiện nay. Tăng trưởng trong tương lai sẽ thấp hơn ư? Có lẽ có, nhưng nó sẽ dẫn đến một xã hội mạnh mẽ hơn về mặt tài chính”, ông nói.

Trong lịch sử, những cú sốc kinh tế lớn thường thúc đẩy sự thay đổi trong chi tiêu, với việc người tiêu dùng thích tiết kiệm tiền mặt hơn trong bối cảnh bất ổn.

Theo dữ liệu của Gallup, tỷ lệ người Mỹ thích tiết kiệm hơn chi tiêu tăng đáng kể sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008. Trong cuộc thăm dò năm 2019 do Gallup tiến hành, hơn 60% người trưởng thành nói họ thích tiết kiệm hơn chi tiêu.

Như vậy, không có gì ngạc nhiên khi virus corona đang ảnh hưởng đến thói quen chi tiêu. Nghiên cứu được công ty tài chính cá nhân Bankrate công bố hôm thứ Ba cho thấy 52% người Mỹ đã cắt giảm chi tiêu để đối phó với đại dịch.

Mark Hamrick, nhà phân tích kinh tế cấp cao tại Bankrate, cho biết điều đó có thể gây tổn hại về kinh tế nếu các thế hệ trẻ thực sự trở nên không thích mạo hiểm hơn.

Một điều chúng tôi thấy từ cuộc khủng hoảng tài chính là mọi người - đặc biệt là những người trẻ tuổi - có xu hướng đầu tư ít vào thị trường chứng khoán bằng tiền tiết kiệm hưu trí của họ, bởi vì về cơ bản họ không tin vào thị trường”, ông nói với CNBC trong một cuộc gọi.

Nhiều người trong số đó, đặc biệt là thế hệ Y, mất cơ hội kiếm tiền cho việc nghỉ hưu sớm tại thời điểm tốt nhất để vượt qua các chu kỳ kinh tế và thị trường không thể tránh khỏi”.

Sự khác biệt giữa châu Âu và Mỹ

Tuy nhiên, Paul Donovan, chuyên gia kinh tế trưởng tại UBS Global Wealth Management, cho biết ông không chắc cuộc khủng hoảng hiện tại sẽ làm thay đổi đáng kể suy nghĩ của người tiêu dùng.

Cuộc Đại suy thoái đã thay đổi hành vi ở Mỹ vì nó tàn phá rất lâu. Lần này, tất nhiên, chúng tôi hy vọng sẽ là sự cố tương đối ngắn”, ông nói.

Donovan cũng lưu ý sẽ có một số thay đổi trong hành vi giữa các nước vì các Chính phủ đã thực hiện những chính sách khác nhau để đối phó với đại dịch.

Về cơ bản, châu Âu đã hành động để ngăn chặn nạn thất nghiệp. Vì vậy, khi bạn nghĩ về Vương quốc Anh, Đan Mạch hoặc Pháp chẳng hạn, họ đã đưa ra các kế hoạch nhằm giúp mọi người có việc làm, có thể với mức lương 80% hoặc 70%, nhưng bạn vẫn có công việc”.

Như vậy, mọi người có thể không cảm thấy bất an đến mức phải dùng đến những khoản tiết kiệm phòng ngừa, vì Chính phủ đã can thiệp.

Tuy vậy, Donovan nhấn mạnh có thể có sự gia tăng tiết kiệm phòng ngừa ở Mỹ, nơi phản ứng của Chính phủ tập trung hơn vào việc giúp đỡ những người thất nghiệp, “mà không nhất thiết phải ngăn chặn thất nghiệp một cách hiệu quả”.

Tuy nhiên, để có những khoản tiết kiệm cao hơn, bạn cần có thu nhập đủ cao để có thể tiết kiệm được. Và thật không may là ở Mỹ, những người dễ bị thất nghiệp nhất có xu hướng là những người có thu nhập thấp đang chi tiêu đến mức giới hạn của họ. Họ chắc chắn không có khả năng tăng tiết kiệm”, ông Donovan nói thêm.

Ông cho rằng câu hỏi chủ chốt sẽ là mọi người đã làm gì với 25% chi tiêu bắt buộc như cắt tóc, xăng dầu và ăn tiệm - những thứ mà giờ đây được loại bỏ hiệu quả do phong tỏa và tự cách ly.

Bạn có tiết kiệm số tiền đó không, hay bạn nghĩ: ‘Tôi đủ khả năng để nâng cấp chiếc tivi sắp mua vì đã không đi nhà hàng hay tốn tiền xăng cho chiếc xe’? Tôi nghi ngờ những gì bạn có thể thấy là nâng cấp chiếc tivi”, ông nói.

Nhã Thanh (Theo CNBC)

FILI

CÁC TIN TRƯỚC

Tin xem nhiều nhất

Đăng ký nhận bản tin

Symptoma