Dầu suy yếu sau những diễn biến mới về căng thẳng thương mại Mỹ - Trung

12/11/2019 07:15

Các hợp đồng dầu thô tương lai quay đầu giảm nhẹ vào ngày thứ Hai (11/11) khi những diễn biến gần đây trong đàm phán thương mại Mỹ - Trung đã làm dấy lên một số lo ngại về nhu cầu tài sản năng lượng trong bối cảnh xung đột thuế quan kéo dài, MarketWatch đưa tin.

Dầu suy yếu sau những diễn biến mới về căng thẳng thương mại Mỹ - Trung

Các hợp đồng dầu thô tương lai quay đầu giảm nhẹ vào ngày thứ Hai (11/11) khi những diễn biến gần đây trong đàm phán thương mại Mỹ - Trung đã làm dấy lên một số lo ngại về nhu cầu tài sản năng lượng trong bối cảnh xung đột thuế quan kéo dài, MarketWatch đưa tin.

Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Hai, hợp đồng dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 12 trên sàn Nymex lùi 38 xu (tương đương 0.7%) xuống 56.86 USD/thùng.

Hợp đồng dầu Brent giao tháng 1 trên sàn Luân Đôn mất 33 xu (tương đương 0.5%) còn 62.18 USD/thùng.

Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm thứ Bảy tuần trước (09/10) cho biết các cuộc đàm phán giữa Mỹ và Trung Quốc về thỏa thuận thương mại một phần, vốn được xem là giai đoạn 1 của thỏa thuận, đã diễn ra “rất tốt”, nhưng ông cũng cho biết các báo cáo gần đây về một thỏa thuận dỡ bỏ thuế quan theo từng giai đoạn là không chính xác và nhấn mạnh ông tin rằng Bắc Kinh cần một thỏa thuận hơn là Washington. Những nhận định này được đưa vào cuối tuần khi ông Trump chuẩn bị có chuyến thăm đến Alabama, qua đó làm dấy lên nghi ngờ khả năng một giải pháp thương mại có thể sớm xảy ra.

“Nếu không đạt được thỏa thuận hợp lý, chúng tôi sẽ không tiến hành ký kết một thỏa thuận nào”, ông Trump nói với hãng tin Bloomberg News.

Vào ngày thứ Sáu tuần trước (08/11), các hợp đồng dầu thô tương lai đã tăng nhẹ sau một báo cáo cho thấy hoạt động khai thác dầu tại Mỹ tạm chững lại, qua đó có thể thúc đẩy giá dầu tăng. Cụ thể, dữ liệu từ Baker Hughes cho biết số giàn khoan dầu đang hoạt động tại Mỹ giảm 3 tuần liên tiếp, mất 7 giàn còn 684 giàn trong tuần vừa qua, giảm 202 giàn so với cách đây 1 năm.

Trong khi đó, các báo cáo cũng cho hay các thành viên Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và ngoài OPEC, bao gồm Nga, vốn được biết là nhóm OPEC+, có thể không tìm cách cắt giảm nhiều sản lượng hơn để hỗ trợ giá dầu.

Bloomberg đưa tin Bộ trưởng dầu mỏ Oman, Mohammed Al Rumhy, cho biết OPEC cùng các đồng minh khó có khả năng thông báo cắt giảm nhiều sản lượng hơn khi họ có cuộc họp vào tháng 12 tới, làm tăng lo ngại rằng thị trường có thể chạm mức dư cung gây sức ép nhiều hơn lên giá dầu.

Tuy nhiên, những báo cáo tiếp theo cho biết nhà lãnh đạo thực tế của OPEC, Ả-rập Xê-út, sẽ thúc đẩy cắt giảm nhiều hơn khi nước này chuẩn bị khởi động đợt phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng của Tập đoàn dầu mỏ Saudi Aramco, có thể trị giá đến 2 ngàn tỉ USD.

Cũng trong phiên giao dịch ngày thứ Hai, hợp đồng xăng giao tháng 12 lùi 1.5% xuống 1.6099 USD/gallon. Hợp đồng dầu sưởi giao tháng 12 hạ 0.2% xuống 1.9142 USD/gallon.

Hợp đồng khí thiên nhiên giao tháng 12 sụt 5.45% xuống 2.637 USD/MMBtu, đánh dấu phiên giảm mạnh nhất kể từ ngày 28/01/2019, dữ liệu từ Dow Jones Market cho thấy.

An Trần

FIli

CÁC TIN TRƯỚC

Tin xem nhiều nhất

Đăng ký nhận bản tin

Symptoma