Dầu rớt hơn 6% sau tuần tăng kỷ lục khi OPEC hoãn cuộc họp cắt giảm sản lượng

06/04/2020 10:10

Dầu thô rớt giá trong phiên giao dịch qua đêm hôm Chủ Nhật sau khi OPEC+ tuyên bố hoãn cuộc họp thay cho dự kiến ban đầu là tổ chức vào ngày thứ Hai, qua đó làm dấy lên lo sợ rằng việc cắt giảm sản lượng có thể gặp trở ngại.

Dầu rớt hơn 6% sau tuần tăng kỷ lục khi OPEC hoãn cuộc họp cắt giảm sản lượng

Dầu thô rớt giá trong phiên giao dịch qua đêm hôm Chủ Nhật sau khi OPEC+ tuyên bố hoãn cuộc họp thay cho dự kiến ban đầu là tổ chức vào ngày thứ Hai, qua đó làm dấy lên lo sợ rằng việc cắt giảm sản lượng có thể gặp trở ngại.

Giá dầu thô WTI tại Mỹ giảm mạnh 6.49% và giao dịch tại 26.50 USD/thùng, trong khi giá dầu chuẩn quốc tế Brent trượt 4.19% xuống 32.68 USD/thùng. Trước đó, hợp đồng tương lai dầu thô Mỹ lao dốc tới 9%.

Tuần trước, cả dầu WTI và dầu Brent đều ghi nhận tuần tăng giá kỷ lục khi Ả-rập Xê-út kêu gọi tổ chức một cuộc họp giữa OPEC và các đồng minh, gọi chung là OPEC+. Động thái này phát đi tín hiệu rằng việc cắt giảm sản lượng có thể đang tiến triển.

Được biết, cuộc họp tháng 3 của tổ chức này đã kết thúc mà không đạt được thỏa thuận nào sau khi Nga phản đối cắt giảm sản lượng bớt 1.5 triệu thùng/ngày mà Ả-rập Xê-út đã đề xuất nhằm chống chọi với đà sụt giảm của giá dầu khi đại dịch corona khiến nhu cầu suy yếu. Điều này đã châm ngòi cho một cuộc chiến giá giữa hai nhà sản xuất hàng dầu.

Hai bên dự định tổ chức cuộc họp vào ngày thứ Hai sau khi Tổng thống Mỹ, Donald Trump, hôm thứ Năm cho CNBC biết ông hy vọng Tổng thống Nga Vladimir Putin và Thái tử Ả-rập Xê-út Mohammed bin Salman công bố thỏa thuận cắt giảm sản lượng tới 15 triệu thùng, và ông đã nói chuyện với các nhà lãnh đạo của cả hai nước.

Tuy nhiên, căng thẳng giữa Ả-rập Xê-út và Nga đã gia tăng trong ngày thứ Sáu và cuộc họp có thể được tổ chức vào thứ Năm tuần này, các nguồn tin thân cận cho biết.

 

Cả Ả-rập Xê-út và Nga đều tìm kiếm sự hợp tác của Mỹ để cân bằng nguồn cung dầu thế giới. Iraq, nhà sản xuất lớn thứ hai của OPEC sau Ả-rập Xê-út, cũng ủng hộ một hành động mang tính toàn cầu. Hôm Chủ Nhật, bộ trưởng dầu mỏ nước này cho biết 14 thành viên OPEC và các đồng minh cần sự hỗ trợ từ các nhà sản xuất ngoài OPEC+. Cụ thể, thông báo của ông đề cập đến Mỹ, Canada và Na Uy.

Hiện các nhà khai thác dầu của Mỹ vẫn đang bơm gần các mức kỷ lục khi khả năng lưu trữ dầu của thế giới đang tiến đến mức tối đa.

Ngành công nghiệp dầu của Mỹ đang phân vân liệu có thể hoặc nên đóng góp vào việc cắt giảm sản lượng nhằm ổn định giá.

Viện Xăng dầu Mỹ (API) phản đối cắt giảm sản lượng vì cho rằng động thái đó có thể ảnh hưởng đến ngành dầu mỏ của nước này. Tuy nhiên, tại Texas, ông Ryan Sitton – một trong 3 thành viên của Ủy ban Đường sắt Texas (TRC) – lại cho rằng Mỹ nên xem xét tham gia vào thỏa thuận như vậy.

 

Tuệ Nhiên (Theo CNBC)

FILI

CÁC TIN TRƯỚC

Tin xem nhiều nhất

Đăng ký nhận bản tin

Symptoma