“Made in Vietnam” và ngoại thương

02/08/2019 21:01

Anh ngữ chỉ có từ “quality” để chỉ hai khái niệm mà trong tiếng Việt chúng ta gọi là “phẩm chất” và “chất lượng”. Theo Viện Hán Nôm thì phẩm chất là “cái làm nên giá trị của một vật hay hàng hóa”, còn chất lượng là “cái tạo nên phẩm chất, giá trị”. Phân biệt rõ hai khái niệm sẽ giúp ta thiết lập một chính sách sở hữu công nghiệp mạch lạc.

“Made in Vietnam” và ngoại thương

Anh ngữ chỉ có từ “quality” để chỉ hai khái niệm mà trong tiếng Việt chúng ta gọi là “phẩm chất” và “chất lượng”. Theo Viện Hán Nôm thì phẩm chất là “cái làm nên giá trị của một vật hay hàng hóa”, còn chất lượng là “cái tạo nên phẩm chất, giá trị”. Phân biệt rõ hai khái niệm sẽ giúp ta thiết lập một chính sách sở hữu công nghiệp mạch lạc.

* Bộ Công Thương đưa ra tiêu chí "made in Vietnam"

Thương hiệu của một doanh nghiệp, nhãn hiệu thổ nghi (土宜) của địa phương(1) mà Liên minh châu Âu gọi là PDO (Protected Designation of Origin - tên nguồn gốc được bảo vệ) và nhãn hiệu “Made in VN” là những quyền sở hữu công nghiệp. Quyền sở hữu công nghiệp và quy chế sử dụng, chuyển nhượng quyền đó được quy định ở một phụ lục của hiệp ước thành lập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) gọi là TRIPS (Agreement on Trade Related Aspects of Intellectual Property Rights).

Anh ngữ chỉ có từ “quality” để chỉ hai khái niệm mà trong tiếng Việt chúng ta gọi là “phẩm chất” và “chất lượng”. Theo Viện Hán Nôm thì phẩm chất là “cái làm nên giá trị của một vật hay hàng hóa”, còn chất lượng là “cái tạo nên phẩm chất, giá trị”. Phân biệt rõ hai khái niệm sẽ giúp ta thiết lập một chính sách sở hữu công nghiệp mạch lạc.

Mọi tư nhân hay doanh nghiệp nghiệp vẫn có quyền xuất khẩu mọi sản phẩm mà luật pháp không cấm, nhưng sẽ không được Nhà nước Việt Nam bảo hộ ở nước ngoài nếu sản phẩm của họ không mang nhãn hiệu “Made in VN” hay “Assembled in VN”.

Phẩm chất là một khái niệm chủ quan dùng để xếp hạng hay phân loại. Một gia đình đông con di chuyển bằng tàu điện thì “phẩm chất” của chuyến đi cao hơn là di chuyển bằng xe gắn máy vì tiện nghi và an toàn hơn. Các món ăn của một cửa hàng ăn mặn hay ăn chay có phẩm chất khác nhau. Người ăn chay thì không thích phẩm chất của thức ăn mặn. Không ai muốn hỏi tại sao người đó lại có sở thích đó và nhiều khi người đó cũng không biết lý giải ra sao. Trong công nghiệp, người ta phân loại dầu nhớt theo cấp A, cấp B, hay cấp C. Chọn loại nhớt nào thì tùy ở tiêu chuẩn kỹ thuật, nhớt phải có những phẩm chất thích ứng với công dụng của thiết bị hay của quy trình sản xuất.

Chất lượng là một khái niệm khách quan dùng để định giá một sản phẩm có đầy đủ những đặc tính phẩm chất của nó hay không, nghĩa là có thích ứng với điều kiện sách hay tiêu chuẩn dùng để sản xuất nó hay không. Một ô tô phải có kính chiếu hậu. Nếu một xe sang, rất có thể có phẩm chất được đánh giá cao, nhưng có gương chiếu hậu điều chỉnh không đúng hướng, người lái xe không nhìn thấy phía sau, là một ô tô không có chất lượng.

Sau khi nghiên cứu thị trường, doanh nghiệp phải thiết kế sản phẩm có những phẩm chất mà khách hàng ưa thích, bằng không thì sẽ không bán được. Phẩm chất đó có thể cao hay thấp, nhưng trước khi đưa ra bán thì họ phải kiểm tra xem sản phẩm có chất lượng, nghĩa là nó có đủ phẩm chất đã quy định hay không. Nếu sản phẩm có chất lượng thì họ dán nhãn hiệu mang biểu trưng của họ. Nhãn hiệu đó như là chữ ký của người sản xuất bảo đảm với khách hàng rằng sản phẩm họ chào bán có chất lượng.

Tôi xin đề nghị dùng nhãn hiệu “Made in VN” thay vì “Made in Việt Nam” để nhãn hiệu của chúng ta sau này sẽ thông dụng như “Made in USA”, “Made in UK”, “Made in ROK”, “Made in ROC”...

Doanh nghiệp nhận thấy địa phương mình có một sản phẩm truyền thống, được sản xuất từ nguyên liệu của địa phương và với quy trình sản xuất được truyền lại qua nhiều thế hệ. Từ đó chính quyền địa phương có thể thảo một điều kiện sách cho sản phẩm ấy và tung ra thị trường với nhãn hiệu thổ nghi (chẳng hạn như nhãn hiệu nước mắm Phú Quốc). Bất cứ xí nghiệp hay nghệ nhân nào của địa phương đều có thể sản xuất theo điều kiện sách và xin chính quyền địa phương cho phép dán nhãn hiệu thổ nghi lên sản phẩm của mình. Cũng như các xí nghiệp tư nhân, chính quyền địa phương kiểm tra nghiêm ngặt chất lượng của những sản phẩm được phép mang nhãn hiệu thổ nghi của mình, đồng thời ngăn chặn những sản phẩm giả mang nhãn hiệu của họ. Để tòa án có cơ sở xét xử tranh chấp về quyền sở hữu công nghiệp thì các chính quyền địa phương cần đăng ký thương hiệu, mẫu mã và điều kiện sách của sản phẩm mình.

Không ai nắm vững truyền thống của một địa phương bằng chính quyền ở đó. Chính phủ nên nhường cho các doanh nghiệp và các chính quyền địa phương trách nhiệm thảo điều kiện sách của họ để tập trung vào sứ mệnh giúp các xí nghiệp vừa và nhỏ bảo vệ sở hữu công nghiệp, hiện đại hóa công nghệ, đào tạo tay nghề, mở rộng thị trường xuất khẩu, phát triển bền vững và bảo đảm an toàn cho con người và toàn vẹn môi trường.

Các mặt hàng xuất khẩu của ta có thể được coi là những sản phẩm thổ nghi của một địa phương bao gồm lãnh thổ, lãnh hải và vùng biển đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Nếu dùng phép loại suy đó, muốn được mang nhãn hiệu “Made in VN” thì một sản phẩm phải được sản xuất ở Việt Nam với nguyên liệu và phụ tùng có nguồn gốc Việt Nam. Nhưng thực tế thì phức tạp hơn.

Chúng ta xuất khẩu ba loại hàng tùy ở hàm lượng giá trị gia tăng nội địa chứa trong giá trị FOB (giao tận bến) của thành phẩm được xuất khẩu:

(a) Những mặt hàng có hàm lượng giá trị gia tăng nội địa cao, có khi lên tới gần 100% như khoáng sản thô, gạo, cà phê và nhiều lương thực khác, hàng thủ công...

(b) Mặt hàng có hàm lượng giá trị gia tăng nội địa kém của các ngành công nghiệp lắp ráp như cơ khí, điện cơ, điện tử, hàng may mặc... Trong các ngành này mọi thứ phải nhập từ nước ngoài, chi phí nhân công chỉ đóng góp một phần nhỏ giá trị gia tăng. Các loại hàng này làm tăng thống kê về kim ngạch ngoại thương nhưng đóng góp ít vào GNP (tổng sản phẩm quốc nội).

(c) Các cảng biển, cảng sông và nút giao thông trên bộ được dùng làm nơi lưu kho cho các doanh nghiệp nước ngoài. Đặc biệt, nước ta đã là nơi quá cảnh cho hàng Trung Quốc. Dịch vụ này đã có từ trước thương chiến Mỹ - Trung. Nhân tiện họ dán trái phép nhãn hiệu “Made in Vietnam” lên hàng của họ để lách thuế quan của các nước khác. Dịch vụ lưu kho làm tăng thống kê về kim ngạch ngoại thương nhưng không đóng góp gì cho GNP của nước nhà.

Vì có ba loại hàng đóng góp vào kim ngạch ngoại thương nên ta phải có ba nhãn hiệu khác nhau: “Made in VN” dành cho các sản phẩm chứa nhiều giá trị gia tăng nội địa; “Assembled in VN” dành cho các sản phẩm chứa ít giá trị gia tăng nội địa; “Product of XXX” (XXX là tên nước xuất xứ của sản phẩm) dành cho các sản phẩm có hàm lượng giá trị gia tăng nội địa không đáng kể và không mang nhãn hiệu của nước xuất xứ; nhãn hiệu này dùng để bác bỏ trách nhiệm của Việt Nam đối với những mặt hàng chúng ta không sản xuất.

Chính phủ cần định rõ thế nào là hàm lượng giá trị gia tăng nội địa cao, thấp và không đáng kể. Đó là phẩm chất của thổ nghi Việt Nam.

Về chất lượng thì Chính phủ chỉ cho phép gắn nhãn hiệu “Made in VN” hay “Assembled in VN” đối với những doanh nghiệp và chính quyền địa phương có chứng chỉ của một cơ quan kiểm định độc lập bảo đảm hàm lượng giá trị gia tăng nội địa, chất lượng, an toàn cho con người và toàn vẹn môi trường. Có nhiều nước còn đặt điều kiện doanh nghiệp không nợ thuế và không có vấn đề với thanh tra lao động. Mọi tư nhân hay doanh nghiệp vẫn có quyền xuất khẩu mọi sản phẩm mà luật pháp không cấm, nhưng sẽ không được Nhà nước Việt Nam bảo hộ ở nước ngoài nếu sản phẩm của họ không mang nhãn hiệu “Made in VN” hay “Assembled in VN”.

Sau Chiến tranh Thế giới thứ nhất, bên thắng cuộc bắt các mặt hàng xuất khẩu của Đức phải mang nhãn hiệu “Made in Germany”, nghĩ rằng như vậy công dân của họ sẽ nhận diện và tẩy chay các sản phẩm Đức, một nước bị kết tội đã gây ra chiến tranh. Nhưng gậy ông lại đập lưng ông. Hàng hóa nhập khẩu từ Đức nổi tiếng là có chất lượng cao nên khách hàng chọn mua hàng “Made in Germany” thay vì tẩy chay.

 

(*) Kỹ sư tư vấn

(1) Sản phẩm riêng có của một địa phương hay một quốc gia được sản xuất theo phương pháp truyền thống từ chủ yếu là nguyên liệu địa phương, như nước mắm Phú Quốc chẳng hạn.

 

Đặng Đình Cung

TBKTSG

CÁC TIN TRƯỚC

Tin xem nhiều nhất

Đăng ký nhận bản tin

Symptoma