Mất hơn 300 điểm, Dow Jones đứt mạch 4 phiên tăng liền

23/01/2019 06:30

Chứng khoán Mỹ giảm mạnh vào ngày thứ Ba (22/01), phiên giao dịch đầu tiên trong tuần, khi dữ liệu từ Trung Quốc và dự báo tăng trưởng toàn cầu từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) lại làm dấy lên lo ngại về đà giảm tốc kinh tế toàn cầu, CNBC đưa tin.

Mất hơn 300 điểm, Dow Jones đứt mạch 4 phiên tăng liền

Chứng khoán Mỹ giảm mạnh vào ngày thứ Ba (22/01), phiên giao dịch đầu tiên trong tuần, khi dữ liệu từ Trung Quốc và dự báo tăng trưởng toàn cầu từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) lại làm dấy lên lo ngại về đà giảm tốc kinh tế toàn cầu, CNBC đưa tin.

Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Ba, chỉ số Dow Jones sụt 301.87 điểm xuống 24,404.48 điểm, dẫn đầu là đà giảm điểm của Goldman Sachs và Caterpillar. Chỉ số S&P 500 lùi 1.4% xuống 2,632.90 điểm, khi lĩnh vực dịch vụ truyền thông và công nghiệp có thành quả yếu kém. Chỉ số Nasdaq Composite mất 1.9% còn 7,020.36 điểm.

Các chỉ số chính cũng nhuốm sắc đỏ lần đầu tiên trong 5 phiên. Được biết, các thị trường tại Mỹ đã tạm ngừng hoạt động hôm thứ Hai (21/01) nhân dịp nghỉ Lễ Martin Luther King.

Số liệu chính thức được công bố bởi Chính phủ Trung Quốc cho thấy tăng trưởng kinh tế nước này đạt 6.6% trong năm 2018, trùng khớp với dự báo từ các chuyên gia phân tích. Tuy nhiên, đây cũng là tốc độ tăng trưởng chậm nhất của Trung Quốc trong 28 năm.

Chứng khoán đã rớt xuống đáy trong phiên sau khi Financial Times đưa tin Mỹ đã hủy bỏ cuộc đàm phán thương mại với các quan chức Trung Quốc. CNBC sau đó đã xác nhận thông tin này qua một nguồn. Cố vấn kinh tế Nhà Trắng, Larry Kudlow, đã phủ nhận thông tin trên, cho biết cuộc họp không bị hủy bỏ, qua đó giúp chứng khoán xóa bớt đà sụt giảm vào cuối phiên. Được biết, Trung Quốc và Mỹ đang cố gắng đạt được một thỏa thuận thương mại lâu dài.

Trong khi đó, hôm thứ Hai (21/01), IMF cho biết tăng trưởng kinh tế toàn cầu đang mất đà tăng. Điều này đã khiến IMF hạ dự báo tăng trưởng trong năm 2019 từ 3.7% xuống 3.5%. Tổ chức này cũng hạ triển vọng tăng trưởng trong năm 2020 từ 3.7% xuống 3.6%.

Các chỉ số chính đã giảm mạnh thêm sau khi Hiệp hội Bất động sản Quốc gia cho biết doanh số bán nhà ở có sẵn ở Mỹ giảm xuống mức thấp nhất trong 3 năm.

“Biến động sẽ còn tồn tại”, Komal Sri-Kumar, Chủ tịch của Sri-Kumar Global Strategies, nhận định. “Theo ý tôi, thế giới không có thay đổi gì nhiều kể từ tháng 12/2018”.

“Tình hình toàn cầu không chắc chắn ở một số khu vực. Trên hết, đó là sự không chắc chắn về chính sách từ Washington. Chúng ta không biết chính sách của Chính phủ Mỹ sẽ mang đến những vấn đề khác nhau nào. Sự không chắc chắn sẽ gây ra nhiều biến động trên thị trường”, ông Kumar cho hay.

An Trần

Fili

CÁC TIN TRƯỚC

Tin xem nhiều nhất

Đăng ký nhận bản tin

Symptoma