MSCI thấy điểm tích cực gì ở chứng khoán Việt Nam?

25/06/2019 16:20

Trong Báo cáo đánh giá khả năng tiếp cận thị trường kỳ tháng 6/2019 (MSCI Global Market Accessibility Review), MSCI ghi nhận về một số thay đổi tích cực của Việt Nam và nhắc đến một chút về thị trường Kazakhstan. Các thị trường cận biên khác không được nhắc tới.

MSCI thấy điểm tích cực gì ở chứng khoán Việt Nam?

Trong Báo cáo đánh giá khả năng tiếp cận thị trường kỳ tháng 6/2019 (MSCI Global Market Accessibility Review), MSCI ghi nhận về một số thay đổi tích cực của Việt Nam và nhắc đến một chút về thị trường Kazakhstan. Các thị trường cận biên khác không được nhắc tới.

Cụ thể, MSCI cho biết, vào ngày 24/01/2019, Việt Nam thông báo kế hoạch thiết lập Sở Giao dịch chứng khoán Việt Nam (VSE) sở hữu cả HOSE và HNX. Ngoài ra, kế hoạch này còn bao gồm thành lập mô hình đối tác thanh toán trung tâm (CCP) cho Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD), triển khai cách đặt lệnh giao dịch mới, tăng thời gian giao dịch và mở rộng biên độ dao động giá. Bên cạnh việc thành lập VSE, Chính phủ Việt Nam cũng thông báo kế hoạch hoàn tất khuôn khổ để gia tăng sở hữu nước ngoài trong các lĩnh vực không đòi hỏi phải có sở hữu Nhà nước và thúc đẩy cải cách hành chính để tạo điều kiện cho các nhà đầu tư nước ngoài tiếp cận tới chứng khoán Việt Nam.

Trong đánh giá cụ thể, MSCI giữ nguyên hầu hết đánh giá của năm 2018, chỉ thay đổi từ ngữ của phần “Quyền bình đẳng của nhà đầu tư nước ngoài”.

Giới hạn sở hữu nước ngoài: Các công ty ở một số ngành và lĩnh vực nhạy cảm vẫn bị giới hạn về sở hữu nước ngoài. Room ngoại còn lại cho nhà đầu tư nước ngoài: Thị trường cổ phiếu chịu ảnh hướng lớn từ vấn đề room nước ngoài.

Quyền bình đẳng của nhà đầu tư nước ngoài: Một số thông tin doanh nghiệp vẫn không có tiếng Anh. Bên cạnh đó, quyền lợi của nhà đầu tư nước ngoài bị hạn chế do quy định giới hạn sở hữu nước ngoài nghiêm ngặt áp dụng đối với tổng tỷ trọng sở hữu nước ngoài nói chung và sở hữu của từng nhà đầu tư nói riêng.

Mức độ tự do trên thị trường ngoại hối: Hiện chưa có thị trường giao dịch tiền tệ ở nước ngoài và thị trường giao dịch trong nước còn hạn chế (giao dịch ngoại tệ phải liên quan tới giao dịch chứng khoán).

Đăng ký đầu tư và mở tài khoản: Thủ tục đăng ký online đã được đơn giản hóa và cắt ngắn. Đăng ký giao dịch là bắt buộc và việc mở tài khoản cần được VSD thông qua.

Các quy định về thị trường: Các quy định về thị trường chưa có đầy đủ bằng tiếng Anh.

Luồng thông tin: Các thông tin về thị trường chứng khoán thường không có bản tiếng Anh hoặc không đủ chi tiết.

Thanh toán và bù trừ: Không có tổ chức bù trừ chính thức và VSD đóng vai trò là tổ chức bù trừ chứng khoán. Ngoài ra, không có công cụ vay thấu chi và giao dịch cần ứng tiền trước.

Khả năng chuyển nhượng: Giao dịch bên ngoài sàn giao dịch bị cấm và chuyển nhượng hiện vật cần được UBCK chấp thuận.

Theo bộ phận phân tích khối khách hàng cá nhân CTCP Chứng khoán SSI (SSI Retail Research), những đánh giá của MSCI năm nay là khá tích cực nhưng vẫn chưa tạo thay đổi trong điểm xếp hạng chính thức của Việt Nam. SSI Retail Research cũng đã dự báo khả năng Việt Nam lọt vào danh sách theo dõi nâng hạng trong kỳ này không cao. Tuy nhiên, một khi những cải cách này được thực thi, Luật Chứng khoản sửa đổi chính thức có hiệu lực thì chắc chắn sẽ tác động mạnh tới quan điểm đánh giá của MSCI về Việt Nam. Nếu thuận lợi, Luật Chứng khoán sửa đổi có thể được thông qua và có hiệu lực từ đầu năm 2021 và Việt Nam nhiều khả năng sẽ được cân nhắc đưa vào danh sách theo dõi ngay sau đó.

Phân loại thị trường của các quốc gia

Vào rạng sáng ngày mai (26/06), MSCI sẽ công bố kết quả phân loại thị trường định kỳ dành cho 84 thị trường chứng khoán trên thế giới. Theo kết quả vừa công bố, Việt Nam lại lỡ hẹn với danh sách xem xét để được nâng hạng từ thị trường cận biên (frontier market) sang thị trường mới nổi (emerging market).

Tuấn Kiệt

FiLi

CÁC TIN TRƯỚC

Tin xem nhiều nhất

Đăng ký nhận bản tin

Symptoma