Nhịp đập Thị trường 09/09: Giành lại sắc xanh

09/09/2019 15:31

Sau khi kết phiên, diễn biến chỉ số VN-Index đã tích cực hơn khi giành lại sắc xanh của mình, dù chỉ là sắc xanh nhẹ. Trong khi đó, các chỉ số thị trường còn lại vẫn chìm trong sắc đỏ

Nhịp đập Thị trường 09/09: Giành lại sắc xanh

Sau khi kết phiên, diễn biến chỉ số VN-Index đã tích cực hơn khi giành lại sắc xanh của mình, dù chỉ là sắc xanh nhẹ. Trong khi đó, các chỉ số thị trường còn lại vẫn chìm trong sắc đỏ

Kết phiên, chỉ số VN-Index tăng 0.04%, đạt 974.12 điểm; chỉ số HNX-Index giảm nhẹ 0.07 điểm, đạt 100.85 điểm. Độ rộng thị trường kết phiên nghiêng về bên bán với 252 mã tăng điểm và 339 mã giảm điểm. Số mã tăng giảm trong rổ VN30 đang nghiêng về phía sắc đỏ khi cả rổ có 9 mã tăng, 15 mã giảm và 6 mã đứng giá.

VIC, VNM và PLX đều tăng trưởng tốt và mang lại 1.84 điểm cho VN-Index. Ngoài ra, VJC, FPT cũng là những mã góp phần giúp chỉ số giành lại sắc xanh. Ở chiều giảm điểm, TCB, GAS và VHM đều giao dịch trong sắc đỏ và là những nguyên nhân chính tạo sức ép lên chỉ số.

Nhóm chứng khoán kết phiên chiều nhìn chung không mấy tích cực khi sắc đỏ hiện diện hầu hết ở nhóm này. APS và ORS là những mã bứt phá hơn 4%, song mức tăng lại không mấy ấn tượng khi khối lượng của cả hai rất thấp. VCI, HCM, APG, IVS là những mã điều chỉnh mạnh hơn 1%, trong khi Large Cap SSI giảm gần 1% và bị khối ngoại bán ròng.

Áp lực bán vẫn đang đè nặng lên nhóm cổ phiếu khu công nghiệp khiến sắc đỏ vẫn là tông màu chủ đạo của nhóm, hòa với đó là sắc xanh dương trên hai mã D2D và SZL. Hàng loạt các mã HPI, NTC, SIP, SNZ, SZC đều bị điều chỉnh mạnh hơn 5%. Hiện tại, hầu hết các mã này đều đã rơi về hỗ trợ là những đường SMA 50, 65, 100 ngày và nếu các đường này bị xuyên thủng thì khả năng cao các nhịp điều chỉnh sẽ còn tiếp diễn.

Bộ đôi ngành hàng không là VJC và HVN có 1 ngày giao dịch khá trái chiều. Cụ thể, VJC duy trì được sắc xanh và tăng gần 2%, HVN đã thu hẹp đà giảm so với phiên sáng nhưng vẫn giảm gần 3%. Khối ngoại cũng có động thái tương tự với diễn biến của hai cổ phiếu khi mua ròng mạnh VJC (hơn 2.7 triệu đơn vị cổ phiếu) và bán ròng HVN.

Ngành bảo hiểm có diễn biến bi quan khi mà các cổ phiếu như BVH, PVI và BMI đều duy trì sắc đỏ tới cuối phiên với mức giảm lần lượt là 0.7%, 1.8% và 2.4%.

Chế biến thủy sản hiện là ngành tăng điểm mạnh nhất trên thị trường khi tăng 2.8%. Ngược lại, sản xuất nhựa - hóa chất hiện là ngành ảnh hưởng tiêu cực nhất thị trường khi giảm 1.33%.

Khối ngoại mua ròng hơn 355 tỷ đồng trên sàn HOSE và bán ròng gần 9 tỷ đồng trên sàn HNX. Lực mua ròng tập trung chủ yếu ở mã VJC trên sàn HOSE, với giá trị mua ròng hơn 350 tỷ đồng. PVS và NET là hai cổ phiếu bị khối ngoại bán ròng nhiều nhất trên sàn HNX.

14h: Tiếp tục đi ngang

Chỉ số VN-Index vẫn đang giằng co quanh mốc 975 điểm khi chưa có sự thay đổi đáng kể nào ở lực cung và lực cầu của thị trường.

Độ rộng thị trường nghiêng bên bán với 221 mã tăng điểm và 325 mã giảm điểm. Số mã tăng giảm trong rổ VN30 đang nghiêng về phía sắc đỏ khi cả rổ có 9 mã tăng, 18 mã giảm và 3 mã đứng giá.

VIC duy trì sắc xanh và tăng gần 1%, cùng với PLX và VNM là những trụ cột chính tác động tích cực đến VN-Index. Ngược lại, VHM duy trì sắc đỏ tại mức gần 1% và là mã chính kéo chỉ số đi xuống, theo sau là TCB và VCB.

Nhóm ngành ngân hàng có diễn biến khá tiêu cực khi hầu như các mã đều xuất hiện sắc đỏ và đứng giá. CTG và VBB là 2 cổ phiếu duy nhất hiện sắc xanh trong nhóm.

Diễn biến tiêu cực cũng bao trùm nhóm cổ phiếu công nghệ thông tin, với FPT là ngôi sao sáng của nhóm khi tăng 2%, trong khi các mã còn lại hầu hết đều giảm giá. Trong đó, các cổ phiếu nhà Viettel đều giảm mạnh hơn 4.5%.

Sự phân hóa đang diễn ra tại nhóm vận tải kho bãi khi số mã tăng, giảm khá đồng đều. CDN là cổ phiếu tăng mạnh với mức gần 4%, song mức thanh khoản lại khá thấp. PVT có lẽ là mã gây ấn tượng nhất trong nhóm với mức thanh khoản tốt cùng sắc xanh hơn. Ở phía ngược lại, DVP, SGP xuất hiện sắc đỏ hơn 1%, còn HAH, GMD đứng giá.

Chế biến thủy sản hiện là ngành tăng điểm mạnh nhất trên thị trường khi tăng 2.56%. Ngược lại, chứng khoán hiện là ngành ảnh hưởng tiêu cực nhất thị trường khi giảm 0.87%.

Phiên sáng: Giao dịch ảm đạm

Diễn biến ảm đạm và có phần hơi bi quan từ hai nhóm ngành chính là ngân hàng và bất động sản đã khiến cho chỉ số VN-Index vẫn chưa thể diễn biến theo một kịch bản rõ ràng.

Kết phiên sáng, VN-Index đạt mức 973.11 điểm, giảm 0.10%. HNX-Index dừng tại mức 100.69 điểm, tương đương mức giảm 0.23%. Độ rộng thị trường nghiêng về bên bán với 122 mã tăng điểm và 290 mã giảm điểm. Sắc đỏ mở rộng trong rổ VN30 với 17 mã giảm, 10 mã tăng và 3 mã đứng giá.

Sàn HOSE thậm chí khớp lệnh chưa đạt giá trị 1,000 tỷ đồng.

Đà giảm của HVN, VHM và TCB hiện là tác nhân chính kìm hãm thị trường khi ba mã này lấy đi của chỉ số gần 1.5 điểm. Ở chiều tăng điểm, VIC và PLX là hai mã dẫn đầu thị trường với mức tăng lần lượt là 0.66% và 1.8% qua đó tác động tích cực tới VN-Index.

Bộ đôi ngành hàng không là VJC và HVN có diễn biến khá trái chiều trong phiên sáng nay. Trong khi VJC duy trì được sắc xanh từ đầu phiên thì HVN lại tiếp tục đà giảm mạnh với mức giảm gần 3.5%.

Các cổ phiếu nhóm sắt thép và dầu khí nhìn chung đã có phiên sáng khá tích cực nếu so với diễn biến èo uột của thị trường chung sáng nay. Cụ thể, nhóm dầu khí với PLX, PVD, PVT đều có mức tăng khá  tích cực trên 1.3%. Nhóm sắt thép điển hình là VGS, SMC với mức tăng hơn 1%.

Nhóm chứng khoán kết phiên sáng được đánh giá không mấy tích cực khi sắc đỏ hiện diện hầu hết trên nhóm này. Có thể kể đến như VDS hiện đang giao dịch ở mức giá sàn, SSI, VND, SHS đều giảm hơn 1%.

Ngành chế biến thủy sản đang là ngành tăng mạnh nhất thị trường với mức tăng 2.42% Ngược lại, thiết bị điện hiện là ngành ảnh hưởng tiêu cực nhất thị trường khi giảm 1.62%.

Khối ngoại bán ròng hơn 8 tỷ đồng trên sàn HOSE và bán ròng hơn 2.5 tỷ đồng trên sàn HNX. Lực bán tập trung ở các mã MSN và HPG trên sàn HOSE. PVS và PIA là hai cổ phiếu bị khối ngoại bán ròng nhiều nhất trên sàn HNX.

10h30: Giằng co quanh mốc tham chiếu

Thị trường tiếp tục kịch bản giằng co khi mà tâm lý của cả bên mua và bên bán đều đang tỏ ra khá thận trọng.

Độ rộng thị trường nghiêng về bên bán với 195 mã tăng và 242 mã giảm điểm.

Sắc đỏ tiếp tục chiếm đa số trong rổ VN30 với 14 mã giảm và 12 mã tăng, 4 mã đứng giá. Các Large Cap của rổ này là VIC, FPT, MSN đang tác động tích cực tới VN-Index. Ngược lại, VHM và HVN hiện là hai mã kéo thị trường suy yếu khi góp hơn 0.6 điểm vào đà giảm của chỉ số.

Nhóm cổ phiếu ngành bất động sản hiện đang có diễn biến khá tiêu cực khi mà hầu hết các mã trong nhóm này đều đang giao dịch trong sắc đỏ. Có thể kể đến như NTL, IJC, DIG,… đều có mức giảm quanh 0.5%. Diễn biến tương tự cũng xuất hiện trên các cổ phiếu nhóm chứng khoán. Hai ông lớn của ngành như VND giảm gần 2%, SSI giảm gần 1%.

Diễn biến tại nhóm cổ phiếu ngân hàng đang khá ảm đạm khi chỉ có 3 mã tăng điểm nhẹ quanh 0.5%. Các cổ phiếu còn lại hầu hết đều giảm điểm trên dưới 1% hoặc đứng tại tham chiếu.

Tính đến thời điểm hiện tại, các cổ phiếu nhóm sắt thép có lẽ là nhóm có diễn biến tích cực nhất khi sắc xanh đang lan tỏa trên nhóm này. Điển hình như VGS và SMC đều tăng trên 1%, NKG, HPG, HSG đều đang giữ được sắc xanh.

RAL tiếp tục giảm mạnh gần 6% trong phiên sáng nay. Nguyên nhân có lẽ là sau thông tin cho rằng Công ty này đã không trung thực trong việc sử dụng thủy ngân để sản xuất bóng đèn.

Ngành chế biến thủy sản đang là ngành tăng mạnh nhất thị trường với mức tăng 2.76% Ngược lại, thiết bị điện hiện là ngành ảnh hưởng tiêu cực nhất thị trường khi giảm 1.65%.

Mở cửa: Áp lực bán vẫn đè nặng

Diễn biến ảm đạm tại các nhóm ngành chính cùng với áp lực bán tiếp tục đè nặng lên nhóm các cổ phiếu Large Cap khiến chỉ số VN-Index mở phiên với sắc đỏ.

Độ rộng thị trường đầu phiên với 152 mã tăng và 146 mã giảm điểm. Điều này cho thấy bên mua đang chiếm ưu thế.

Số mã giảm hiện đang chiếm ưu thế trong rổ VN30 với 14 mã giảm và 11 mã tăng. Các mã SAB, GAS, VCB hiện là ba mã đóng góp tích cực cho chỉ số, với SAB đang là đầu tàu dẫn dắt thị trường. Ở chiều ngược lại, dẫn đầu là VHM giảm 0.9%, theo sau là các mã TCB giảm hơn 0.5%, PHR giảm mạnh hơn 5%. Đó là các tác nhân kìm hãm đà tăng của chỉ số.

Các nhóm ngành ảnh hưởng lớn đến thị trường như ngân hàng, bất động sản, dầu khí, chứng khoán đều đang có diễn biến khá ảm đạm sau phiên ATO. Khi mà số mã tăng điểm vẫn chưa xuất hiện nhiều, đa phần đều giảm điểm hoặc đứng tại tham chiếu.

Ngành chế biến thủy sản đang là ngành tăng mạnh nhất thị trường với mức tăng 1.32% Ngược lại, bảo hiểm hiện là ngành ảnh hưởng tiêu cực nhất thị trường khi giảm 0.65%.

Lý Hỏa

FILI

CÁC TIN TRƯỚC

Tin xem nhiều nhất

Đăng ký nhận bản tin

Symptoma