Nhịp đập Thị trường 25/11: Hồi lại sau khi tiến gần mốc 970 điểm

25/11/2019 15:39

Tuy VN-Index đã thu hẹp đà giảm song chủ yếu là nhờ lực kéo trụ trở lại trên nhóm VN30, chứ tình hình chung trên thị trường vẫn là bi quan khi áp lực bán vẫn lớn trên nhóm Mid Cap và Small Cap.

Nhịp đập Thị trường 25/11: Hồi lại sau khi tiến gần mốc 970 điểm

Tuy VN-Index đã thu hẹp đà giảm song chủ yếu là nhờ lực kéo trụ trở lại trên nhóm VN30, chứ tình hình chung trên thị trường vẫn là bi quan khi áp lực bán vẫn lớn trên nhóm Mid Cap và Small Cap.

Chỉ số VN-Index kết phiên giảm 1.43 điểm và đạt 976.35 điểm; chỉ số HNX-Index tăng 0.37 điểm và đạt 103.46 điểm.

Lưc cầu tại mốc 970 điểm tiếp tục được kích hoạt giúp VN-Index thu hẹp đa phần đà giảm trong nửa đầu phiên chiều, qua đó càng chứng tỏ sức mạnh của hỗ trợ này.

Độ rộng tại rổ VN30 kết phiên nghiêng về bên mua với 14 mã tăng, 9 mã giảm và 7 mã đứng giá. Đặc biệt hơn, trong số 14 mã tăng đã có tới 8 mã tăng hơn 1% và đa phần các mã này đều được khối ngoại mua ròng. VNM kết phiên là trụ chính giúp thu hẹp đà giảm trên chỉ số và đã được khối ngoại mua ròng 4 phiên liên tiếp. Theo góc nhìn kỹ thuật, cổ phiếu đã cho tín hiệu tạo đáy và nhiều khả năng đang trong nhịp hồi trở lại về middle Bollinger Bands.

Ở chiều ngược lại, sắc đỏ trên VCB thu hẹp xuống còn hơn 1% cũng góp phần giúp chỉ số leo dốc trở lại song mã này vẫn là tác nhân chính gây sức ép lên chỉ số, theo sau là VRE, BIDSAB.

Tuy nhiên, với việc VN30-Index lại xanh trong khi VN-Index lại đỏ và độ rộng tại sàn HOSE lại đang nghiêng về bên bán với 116 mã tăng và 159 mã giảm, điều này cho thấy dòng tiền vẫn đang tháo chạy khỏi nhóm Mid Cap và Small Cap trên thị trường, với các bất ngờ nằm ở các mã như LDG (nằm sàn với thanh khoản lớn), FRT (giảm cận sàn), HDG, DXG điều chỉnh hơn 3%.

Ngoại trừ HVG có diễn biến tích cực ra thì đa phần các mã còn lại trong nhóm thủy sản đều khá bi quan. MPC chịu “thiệt hại” nặng nề nhất khi mất gần 7% thị giá, đồng thời tín hiệu kỹ thuật cho thấy đà giảm sẽ còn tiếp diễn cho tới khi mã rơi về vùng quanh mốc 17,000.

Diễn biến nhóm bất động sản khu công nghiệp cũng không khá khẩm hơn khi chỉ có KBC là tăng điểm tốt với thảnh khoản ổn và được khối ngoại mua ròng mạnh, còn lại các mã như SZC, D2D, SZL, NTC đều chìm trong sắc đỏ với thanh khoản kém.

Bảo hiểm hiện là ngành tăng mạnh nhất thị trường khi tăng 1.48%. Ngược lại, khai khoáng hiện là ngành giảm mạnh nhất thị trường khi giảm 1.07%.

Khối ngoại mua ròng hơn 63 tỷ đồng trên sàn HOSE và hơn 1 tỷ đồng trên sàn HNX. Lực mua ròng tập trung ở chứng chỉ quỹ E1VFVN30 với giá trị hơn 68 tỷ đồng trên sàn HOSE. TIG, SHB, IDJ là các cổ phiếu được khối ngoại mua ròng nhiều nhất trên sàn HNX.

13h50: VCB “cắm đầu”, VN-Index giảm hơn 4 điểm

Áp lực bán lớn dần trên nhóm Large Cap, đặc biệt là trên VCB đã đẩy VN-Index giảm sâu trở lại. Độ rộng thị trường tới 13h50, nghiêng về bên bán với 205 mã tăng và 315 mã giảm điểm.

Diễn biến ở chiều tăng trên thị trường không có gì mấy nổi trội, điển hình như số mã tăng trần trong tình trạng trắng bên bán chỉ có 5 mã và không có mã nào có thanh khoản ấn tượng. DCL, CCL là những mã có thanh khoản tốt với mức tăng hơn 5%.

VCB bất ngờ bị “xả” mạnh trở lại trong phiên chiều và giảm gần 3% với lực bán ròng mạnh đến từ khối ngoại, trong bối cảnh sắc xanh trên VNM, SABMSN đã bị thu hẹp và VHM đảo chiều giảm trở lại. Điều này tạo cú sốc tới VN-Index khiến chỉ số giảm hơn 5 điểm. Theo góc nhìn kỹ thuật, VCB sau phiên giảm cuối tuần trước đã cho tín hiệu về sự trở lại của nhịp điều chỉnh sau khi đã rơi khỏi middle Bollinger Bands. Hội tụ của trendline tăng từ tháng 12/2018 tới nay với đỉnh cũ tháng 7/2019 sẽ là hỗ trợ của giá trong những phiên tới và dự kiến nhịp giảm sẽ chững lại tại đây.

Diễn biến nhóm ngân hàng cũng đã bi quan hơn khi chỉ còn 2 mã ACBTPB hiện sắc xanh, trong khi có tới 9 mã giảm điểm, với STB, BIDVCB là 3 mã giảm mạnh nhất. Nhóm chứng khoán cũng có diễn biến tương tự với HCM đảo chiều giảm hơn 1%, SHS, TVB, FTS, AGR chìm trong sắc đỏ. Chỉ có MBS là điểm sáng duy nhất trong nhóm với mức tăng hơn 3% cùng thanh khoản cao, song lại đang trong tình trạng dư bán.

Sau tín hiệu hồi phục về mặt kỹ thuật, TNG tiếp tục tăng hơn 4% và là điểm sáng duy nhất trong nhóm dệt may. Tuy nhiên, với việc ngày mai là phiên T+3 và kháng cự tại vùng quanh mốc 15,300, khả năng giá có điều chỉnh trở lại trong phiên tới tăng lên.

Bảo hiểm hiện là ngành tăng mạnh nhất thị trường khi tăng 1.04%. Ngược lại, nông - lâm - ngư hiện là ngành giảm mạnh nhất thị trường khi giảm 2.46%.

Phiên sáng: Khối nội tỏ ra thận trọng trong khi khối ngoại mua ròng mạnh

Chỉ số VN-Index kết phiên sáng tăng 0.15 điểm và đạt 977.93 điểm; chỉ số HNX-Index tăng 0.57 điểm và đạt 103.66 điểm. Độ rộng thị trường nghiêng về bên bán với 209 mã tăng và 260 mã giảm điểm.

Hoạt động ở các trụ nói riêng và thị trường nói chung dần chậm lại khi từ 10h30 tới 11h30, khối lượng giao dịch trên sàn HOSE chỉ tăng thêm hơn 20 triệu cổ phiếu và kết phiên sáng đạt hơn 84 triệu cổ phiếu. Điều này thể hiện tâm lý thận trọng của nhà đầu tư khi dư chấn đến từ hai phiên sụt giảm mạnh trước đó là vẫn còn. Song một điều có thể chắc chắn là mốc 970 điểm vẫn đang là hỗ trợ mạnh khi chỉ số một lần nữa test thành công mốc này, qua đó giúp khả năng thị trường tiếp tục có giảm sâu trong tuần này được giảm thiểu.

Sắc xanh tràn ngập trong rổ VN30 khi cả rổ có 16 mã tăng, 7 mã giảm và 7 mã đứng giá đã giúp VN30-Index tăng hơn 3 điểm. Tuy nhiên, với việc đa phần sắc xanh trong rổ đều dưới 1%, với vài ngoại lệ đến từ VNM, FPT, SAB, MSN, BVH và CTD; VN-Index chỉ đang tăng nhẹ trên mốc tham chiếu. Xét về mức độ ảnh hưởng thì VNM, MSN, VHMGAS là những trụ chính trên thị trường và ở chiều ngược lại, VIC, VJC, HVN, VCB là những tác nhân chính tạo nên thế giằng co trên chỉ số trong phiên sáng nay.

Diễn biến nhóm ngân hàng không mấy sôi động khi đa phần các mã đều đang được giao dịch quanh mốc tham chiếu, điển hình như BID, VIB, VCB giảm dưới 1%, còn ở chiều tăng là TPB, TCB, EIB. ACB với sắc xanh 1.3% đang là động lực chính giúp HNX-Index dành cả phiên sáng trên tham chiếu.

Nhóm thủy sản có diễn biến trái chiều với AAM, CMX đều giảm mạnh hơn 4%, song thanh khoản lại ở mức rất thấp khi chỉ đạt được vài lô cổ phiếu, trong khi FMC, ANV, IDI giảm hơn 1%; MPCACL giảm ở mức hơn 4%.

Sản xuất hàng gia dụng hiện là ngành tăng mạnh nhất thị trường khi tăng 1.31%. Ngược lại, vận tải kho bãi hiện là ngành giảm mạnh nhất thị trường khi giảm 0.69%.

Khối ngoại mua ròng hơn 120 tỷ đồng trên sàn HOSE và hơn 3 tỷ đồng trên sàn HNX. Lực mua ròng tập trung ở chứng chỉ quỹ E1VFVN30 với giá trị hơn 65 tỷ đồng, các cổ phiếu ROS, DHC, KDH trên sàn HOSE. TIG, SHB là các cổ phiếu được khối ngoại mua ròng nhiều nhất trên sàn HNX.

10h40: Giằng co trở lại

Ngay sau khi chạm gần hỗ trợ tại mốc 970 điểm, VN-Index nhanh chóng leo dốc trở lại và giằng co trở lại quanh mốc tham chiếu, với lực cầu hoàn toàn nhờ từ nhóm Large Cap rổ VN30.

Tính tới 10h30, độ rộng thị trường nghiêng về bên bán với 195 mã tăng và 236 mã giảm điểm.

Độ rộng trong rổ VN30 khá hẹp và nghiêng về bên mua với 15 mã tăng, 5 mã đứng giá và 10 mã giảm. Hiện trong rổ có 4 mã tăng 1% là PNJ, BVH, MSNVNM với một phần nhờ vào công đến từ lực mua ròng ở khối ngoại (ngoại trừ PNJ). Trong khi đó, VREROS là hai mã giảm hơn 1% ở nhóm và khối ngoại cũng có động thái tương tự khi mua ròng mạnh bộ đôi này.

Xét về mức độ ảnh hưởng tới chỉ số thì tương quan giữa bên giảm và tăng khá cân bằng, với VNM, MSN, VHM là những trụ chính và đối trọng là VIC, VJCHVN.

Đa phần các nhóm ngành trên thị trường vẫn tiếp tục phân hóa khi dòng tiền tập trung chủ yếu vào nhóm Large Cap, song ở vài nhóm cụ thể đã có sự cải thiện như ở nhóm xây dựng, đa phần các mã đều hiện sắc xanh với HBC tăng trở lại hơn 1%, C69 tăng 5%; ở nhóm chứng khoán thì có HCM, SSI tăng nhẹ trên tham chiều, FTS tiếp tục giảm hơn 2% sau 2 phiên bứt phá trước đó.

Sau 3 phiên rung lắc, TTB đã nằm sàn trở lại trong phiên sáng nay với mức thanh khoản thấp, bất chấp đã có thông tin những động thái đăng ký mua cổ phiếu quỹ đến từ công ty. FRT cũng là một tình trạng giảm khó hiểu khi mã này tiếp tục giảm gần 6%, dù kết quả kinh doanh không có gì gọi là quá bi quan. Theo góc nhìn kỹ thuật thì vùng quanh mốc 27,000 sẽ là hỗ trợ của giá.

Chứng khoán hiện là ngành tăng mạnh nhất thị trường khi tăng 0.84%. Ngược lại, vận tải kho bãi hiện là ngành giảm mạnh nhất thị trường khi giảm 0.89%.

Mở cửa: Giảm do ảnh hưởng từ bộ ba họ Vingroup

VN-Index tuy mở cửa với sắc xanh, xong đã nhanh chóng bị nhấn chìm do sức ép đến từ bộ ba cổ phiếu họ Vingroup

Tính tới 9h30, độ rộng thị trường nghiêng về bên mua với 158 mã tăng và 115 mã giảm điểm. Rổ VN30 đang nghiêng về sắc xanh khi cả rổ có 18 mã tăng, 6 mã giảm và 6 mã đứng giá.

VCB, BIDMSN hiện là những mã có tác động tích cực nhất tới VN-Index, song với sức ép lớn đến từ VHM, VREVIC, chỉ số đã nhanh chóng hiện sắc đỏ và đã giảm hơn 3 điểm.

Diễn biến nhóm dầu khí đầu phiên khá tích cực khi sắc xanh đang dần lan tỏa lên nhóm này. Có thể kể đến như PLXPVDPVS đồng thuận xuất hiện sắc xanh và có mức tăng từ hơn 0.3% đến gần 1%, PVC tăng hơn 2%.

Sự phân hóa đang diễn ra trong nhóm ngành công nghệ thông tin. FPTVTK là 2 cổ phiếu có mức tăng nổi bật trong nhóm khi lần lượt tăng 1.4% và 1.1.%. Ở phía bên kia chiến tuyến, VGI xuất hiện sắc đỏ với mức giảm 1.4%, CMG thì nhích nhẹ dưới mốc tham chiếu.

Bảo hiểm hiện là ngành tăng mạnh nhất thị trường khi tăng 0.79%. Ngược lại, thiết bị điện hiện là ngành giảm mạnh nhất thị trường khi giảm 1.75%.

Lý Hỏa

FILI

CÁC TIN TRƯỚC

Tin xem nhiều nhất

Đăng ký nhận bản tin

Symptoma