Nhịp đập Thị trường 27/12: Đảo chiều “không kịp trở bàn tay”

27/12/2019 15:16

Chỉ số VN-Index kết phiên tăng 4.92 điểm và đạt 963.51 điểm; chỉ số HNX-Index tăng 0.27% và đạt 102.6 điểm.

Nhịp đập Thị trường 27/12: Đảo chiều “không kịp trở bàn tay”

Chỉ số VN-Index kết phiên tăng 4.92 điểm và đạt 963.51 điểm; chỉ số HNX-Index tăng 0.27% và đạt 102.6 điểm.

Cứ tưởng như cơn giằng co sẽ còn kéo dài mãi, lực cầu nhanh chóng được đẩy mạnh trở lại trong 45 phút cuối của phiên chiều đã không những giúp VN-Index giành lại tham chiếu mà còn tăng gần 5 điểm.

Rổ VN30 tràn ngập sắc xanh với 18 mã tăng, 9 mã giảm và 3 mã đứng giá. Trái ngược với diễn biến trước đó, biên độ dao động của các mã đã được cải thiện, với 8 mã tiến hơn 1% (BID, HPG, HDB, NVL, BVH, VCB, PNJREE) và 5 rớt hơn 1%. BID dẫn đầu rổ này khi bứt phá gần 5% và thanh khoản cải thiện trở lại so với 2 phiên trước đó, đồng thời được khối ngoại mua ròng và đạt đến đỉnh cao lịch sử mới ở mốc giá 46,200.

Ở chiều ngược lại, ROS vẫn nằm sàn nhưng số cổ phiếu đặt ở giá sàn chỉ còn gần 7 triệu cổ phiếu, song lý do là do nhà đầu tư đã hủy lệnh bán, chứ không phải do có thế lực vô hình tham gia mua mã này bởi khối lượng khớp lệnh của ROS chỉ đạt hơn 800 ngàn đơn vị. Điều này cũng là lý do khiến khối lượng khớp lệnh của rổ VN30 sụt giảm trầm trọng.

Xét về mức độ ảnh hưởng tới VN-Index thì BID là trụ chính củng cố sắc xanh của chỉ số, theo sau là VCB, VNM, HPG. Ở chiều ngược lại, SAB, POWROS là những mã ảnh hưởng tiêu cực nhất tới chỉ số.

Chỉ số HNX-Index cũng đồng thuận với VN-Index khi lấy lại sắc xanh, với lý do chính đến từ SHB, PHP, ACBMBS.

Sắc xanh trên nhóm Large Cap cũng góp phần lan tỏa đến các mã khác khi độ rộng thị trường được cải thiện với 313 mã tăng và 307 mã giảm. Tuy nhiên, nhìn chung đà leo dốc chiều nay chủ yếu nhờ vào Large Cap, chứ diễn biến nhóm Mid Cap và Small Cap vẫn khá phân hóa. Các mã mang thiên hướng đầu cơ như CLG, FIT, VRC, TNA, DCL,… tiếp tục nằm sàn, qua đó khiến ta băn khoăn liệu cơn sóng ở nhóm đầu cơ đã kết thúc, nhường đường lại cho cơn sóng Large Cap?

GTN, LMH cũng là hai mã tiếp tục trần và tạo nhiều câu hỏi với nhà đầu tư. Phải chăng thương vụ giữa GTNVNM kết thúc đã dẫn đến điều này bởi nhớ rằng GTN bứt phá gần 80% trong vòng gần 1 tháng cũng chính nhờ vào thông tin VNM trở thành cổ đông lớn của GTN. Ở chiều ngược lại, CTI bất ngờ tăng trần. Mã này cũng đề ra kế hoạch lãi sau thuế năm 2020 đạt 127 tỷ đồng.

Nhóm ngân hàng kết phiên viên mãn với chỉ 4 mã xuất hiện sắc đỏ là NVB, TPB, VIBEIB, trong khi số mã tăng đạt tới 11 mã, với LPB, VBB, BIDSHB dẫn đầu với sắc xanh hơn 2% ( BIDSHB hơn 4%).

2 ông lớn ngành xây dưng là CTD, HBC điều chỉnh mạnh hơn 2% trở lại với thanh khoản thấp khiến nỗi lo 2 phiên vừa qua chỉ là nhịp hồi kỹ thuật, và đáy gần nhất của mã chỉ là đáy ngắn hạn và đáy thật vẫn chưa thấy đâu.

Sản xuất thiết bị máy móc hiện là ngành tăng mạnh nhất thị trường ở mức 2.27%. Ngược lại, tài chính khác hiện là ngành giảm mạnh nhất thị trường ở mức 3.67%.

Khối ngoại mua ròng gần 50 tỷ đồng trên sàn HOSE và bán ròng hơn 2 tỷ đồng trên sàn HNX. Lực mua ròng tập trung ở cổ phiếu HPG, VRE, chứng chỉ quỹ E1VFVN30 trên sàn HOSE. PVS, VNR, HUT là các cổ phiếu bị khối ngoại bán ròng nhiều nhất trên sàn HNX.

14h00: Tiếp tục giằng co

Kịch bản giằng co tiếp tục được thị trường diễn trong phiên chiều nay, song tình hình đã có phần khả quan hơn với VN-Index khi chỉ số đang chậm rãi leo dốc, trong khi HNX-Index lại lao dốc. Độ rộng thị trường vẫn nghiêng về bên bán với 219 mã tăng và 333 mã giảm.

Nhóm Large Cap vẫn là lý do chính đằng sau kịch bản rung lắc ở thị trường, trong bối cảnh lực cung giá thấp thì không thấy, trong khi lực cầu cũng mất hút. Rổ VN30 đã có tới 16 mã giảm, 8 mã tăng và 5 mã đứng giá, trong đó BID leo lên dẫn đầu về mức tăng hơn 2%, theo sau là HDBNVL hơn 1%. Kể từ khi có phiên đột phá gần 5% cách đây 4 hôm, BID đã rung lắc trở lại tại vùng đỉnh cũ tháng 4/2018, kèm theo đó là thanh khoản sụt giảm cho thấy động lực tăng của mã đã yếu dần và khả năng có điều chỉnh trở lại tăng lên.

Ông lớn nhóm chứng khoán là HCM bất ngờ xanh gần 2% và thanh khoản có phần cải thiện so với những phiên trước. Theo góc nhìn kỹ thuật, giá đang trong nhịp hồi và mục tiêu có thể sẽ ở vùng 21,500-22,500. Trong khi đó, VND đứng tại tham chiếu còn SSI giảm 0.5%.

Mới đây thì PVD đã ước tính doanh thu năm 2019 đạt 4,500 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế ước đạt 88 tỷ đồng, lần lượt giảm 18% và 56%. Tuy vậy, giá của cổ phiếu không mấy biến động khi dừng ở sắc xanh gần 1%. Các mã khác nhóm dầu khí cũng thể hiện sự trái chiều với PVB, OIL, PLX hiện sắc đỏ, còn PVC tăng hơn 1%.

POW sau gần 1 tháng giằng co nay đã sụt hơn 3% với khối lượng lớn, qua đó chứng tỏ một nhịp điều chỉnh mới đã bắt đầu. Chừng nào khối ngoại chưa “buông tha” mã này thì kỳ vọng giá có tăng trưởng trở lại càng mịt mù bởi nếu để ý trong 1 tháng qua, khối ngày đã bán ròng 13 phiên và chỉ mua ròng 7 phiên.

Ngân hàng hiện là ngành tăng mạnh nhất thị trường ở mức 0.8%, với nguyên nhân đến từ sắc xanh từ 2% trở lên của VBB, BID, LPBSHB. Ngược lại, sản xuất thiết bị máy móc hiện là ngành giảm mạnh nhất thị trường ở mức 5.73%.

Phiên sáng: Giao dịch đầy ảm đạm

Chỉ số VN-Index kết phiên sáng giảm 0.26% và đạt 956.08 điểm; chỉ số HNX-Index giảm 0.1% và đạt 102.22 điểm. Độ rộng thị trường nghiêng về bên bán với 194 mã tăng và 324 mã giảm.

Diễn biến thị trường không có tiến triển gì mấy trong 1 giờ giao dịch cuối của phiên sáng khi VN-Index cũng chỉ dừng lại ở mức giảm gần 3 điểm, trong khi HNX-Index ở mức quanh 0.2 điểm. Lý do chính chắc hẳn cũng đến từ sự thận trọng của nhà đầu tư bởi dòng tiền phiên sáng khá yếu với sàn HOSE chỉ khớp dưới 68 triệu cổ phiếu.

Rổ VN30 vẫn tràn ngập sắc đỏ với 19 mã giảm, 9 mã tăng và 2 mã đứng giá. NVL hiện dẫn đầu rổ với sắc xanh hơn 1%, song 8 mã còn lại đều chỉ nhích nhẹ trên tham chiếu. Hiện VIC, VCBVHM vẫn là những tác nhân chính khiến VN-Index chưa thể lấy lại tham chiếu, trong khi đối với HNX-Index thì đến từ IDC, MBGNVB.

Các nhóm ngành trên thị trường đa phần chìm trong sắc đỏ, điển hình như vận tải kho bãi, phân bón, nhựa,… Vài điểm nhấn ở từng nhóm là VNA, VOS, VTO, MHC rớt hơn 2% (nhóm vận tải kho bãi); AAA, DAG, BMP điều chỉnh quanh 1% (nhóm nhựa); BFC, DPM, DCM lùi nhẹ dưới tham chiếu (nhóm phân bón). Trong khi đó, tình hình nhóm dệt may, thủy sản, chứng khoán có phần tích cực hơn khi chỉ phân hóa, với TNG, STK, VGT là điểm sáng ở nhóm dệt may, ACLAAM ở nhóm thủy sản và  ORS, VDS ở nhóm chứng khoán.

Diễn biến nhóm ngân hàng dần phân hóa trở lại với số mã tăng giảm khá đồng đều. Đa số các mã nhóm này đều dao động trong biên độ 1%, chỉ trừ LPP, VBB tăng từ 2% trở lên, còn NVB thì rớt hơn 2%.

Nhóm cổ phiếu họ FLC đã khả quan hơn với AMD, HAI xanh trở lại hơn 1%, FLC giảm dưới 0.5% song KLF, ROS vẫn sàn.

Tiện ích hiện là ngành tăng mạnh nhất thị trường ở mức 0.49%. Ngược lại, sản xuất thiết bị máy móc hiện là ngành giảm mạnh nhất thị trường ở mức 5.3%. Khối ngoại mua ròng gần 17 tỷ đồng trên sàn HOSE và bán ròng hơn 1 tỷ đồng trên sàn HNX. Lực bán ròng tập trung ở cổ phiếu HPG, chứng chỉ quỹ E1VFVN30 trên sàn HOSE. PVS, VNR, HUT là các cổ phiếu bị khối ngoại bán ròng nhiều nhất trên sàn HNX.

10h40: Dần dần rời xa tham chiếu

Các chỉ số thị trường giảm điểm dần khi nhóm Large Cap tràn ngập sắc đỏ, trong khi tình trạng nhóm Mid Cap và Small Cap cũng không khá khẩm gì hơn.

Độ rộng thị trường tính tới 9h30 đang nghiêng về bên bán với 175 mã tăng và 279 mã giảm điểm.

Rổ VN30 đỏ lửa với 18 mã giảm, 6 mã tăng và 5 mã đứng giá. Hầu hết các mã này đều dao động trong biên độ dưới 1%, chỉ có SBT, CTD lùi hơn 1% và ROS nằm sàn. Điều này khiến VN30-Index đã rớt hơn 3 điểm, trong khi VN-Index thiếu vắng trụ đỡ và cũng giảm hơn 3 điểm. VIC, VHM, VNM, VCB là những tác nhân chính tạo sức ép lên chỉ số, còn ở chiều ngược lại thì có GAS, VRE, BVH song mức ảnh hưởng của những mã này không quá lớn.

Hàng loạt dòng cổ phiếu mang hướng đầu cơ như CLG, FIT, DCL, TSC đồng loạt “đổ đèo” trong tình trạng sàn và trống bên mua, sau một khoảng thời gian bứt phá mạnh mẽ kèm thanh khoản nổi trội. VRC, TNA, DAH cũng trong tình trạng tương tự song điểm khác biệt là thanh khoản rất thấp và với cả triệu cổ phiếu được đặt ở giá sàn, tình trạng hiện sắc xanh dương chắc hẳn sẽ còn kéo dài trên những mã này. Điều này đặt nên câu hỏi lớn rằng liệu cơn sóng ở nhóm cổ phiếu này đã kết thúc?

Sau phiên huy hoàng hôm qua, nhóm xây dựng đã điều chỉnh trở lại với BCE, DTD, CII, CTD, HBC mất hơn 1%, còn C69 nằm sàn. TDC, PC1 là những mã hiếm hoi hiện sắc xanh, trong đó TDC bứt phá hơn 4%. Nhóm chứng khoán thì đang phân hóa với sự trái chiều ở các ông lớn trong ngành, cụ thể là HCM, SSI lùi nhẹ dưới tham chiếu, còn VND tăng gần 0.5%.

Tiện ích hiện là ngành tăng mạnh nhất thị trường ở mức 0.61%. Ngược lại, sản xuất thiết bị máy móc hiện là ngành giảm mạnh nhất thị trường ở mức 5.03%.

Mở cửa: ROS tiếp tục sàn, thị trường tràn ngập sắc đỏ

Sau phiên ATO, cả 2 chỉ số VN-IndexHNX-Index đồng thuận giảm nhẹ dưới tham chiếu.

Độ rộng thị trường tính tới 9h30 đang nghiêng về bên mua với 145 mã tăng và 117 mã giảm điểm. Số mã tăng, giảm trong rổ VN30 đang khá cân bằng khi cả rổ có 6 mã tăng, 13 mã giảm và 11 mã đứng giá.

MSN, VREROS là những mã có tác động tiêu cực và mang lại sắc đỏ cho thị trường. Ở phía bên kia chiến tuyến, BID, VNMGAS là những mã xuất hiện sắc xanh và kìm hãm đà giảm của chỉ số.

Không như phiên hôm qua, hiện ROS là mã duy nhất hiện sắc xanh dương và trong tình trạng trống bên bán ở nhóm cổ phiếu họ FLC, với hơn 15 triệu cổ phiếu được đặt ở mức sàn. GAB tiếp tục chuỗi trần, trong khi AMD, HAI xanh hơn 1%.

Sự phân hóa đang diễn ra ở nhóm ngân hàng. Cụ thể, VIB giảm hơn 1%, VCBVPB lùi nhẹ dưới mốc tham chiếu. Ở chiều ngược lại, SHB bật tăng hơn 1.5%, TCBBID dao động quanh tham chiếu.

Nhóm dầu khí có diễn biến khá khả quan khi giá dầu lên cao nhất trong 3 tháng gần đây, với sự hỗ trợ từ thông tin dự trữ tại Mỹ sụt 7.9 triệu thùng. Có thể kể đến như PVCBSR đạt mức tăng quanh mốc 1.5%, GAS cùng với PVD nhích nhẹ trên mốc tham chiếu.

Cùng chiều với diễn biến của nhóm dầu khí, sắc xanh đang lan tỏa trong ngành thép. TVN có cú nhảy vợt với hơn 12%, HSGNKG tăng lần lượt 0.5% và 0.9%. Large Cap HPG hiện sụt nhẹ dưới tham chiếu.

Nông - lâm - ngư hiện là ngành tăng mạnh nhất thị trường khi tăng 1.01%. Ngược lại, tài chính khác hiện là ngành giảm mạnh nhất thị trường khi giảm 1.07%.

Lý Hỏa

FILI

CÁC TIN TRƯỚC

Tin xem nhiều nhất

Đăng ký nhận bản tin

Symptoma