Ông Tập: Không ai có thể ra lệnh cho Trung Quốc phải làm gì

18/12/2018 15:19

Trong ngày thứ Ba (18/12), Chủ tịch nước Trung Quốc, Tập Cận Bình, đã phát biểu để kỷ niệm 40 năm “cải cách và mở cửa” của Trung Quốc, và ông còn sử dụng giọng điệu tương đối bất chấp để đáp lại những lời kêu gọi Trung Quốc thay đổi từ phía quốc tế.

Ông Tập: Không ai có thể ra lệnh cho Trung Quốc phải làm gì

Trong ngày thứ Ba (18/12), Chủ tịch nước Trung Quốc, Tập Cận Bình, đã phát biểu để kỷ niệm 40 năm “cải cách và mở cửa” của Trung Quốc, và ông còn sử dụng giọng điệu tương đối bất chấp để đáp lại những lời kêu gọi Trung Quốc thay đổi từ phía quốc tế.

Những nhận định của ông tập trung vào cách thức Chính phủ Trung Quốc dẫn dắt quốc gia tới những thành công kinh tế, đồng thời nhấn mạnh tới quyền theo đuổi con đường phát triển của chính họ. Trong một bài phát biểu kéo dài gần 90 phút, ông Tập không hề đề cập tới căng thẳng thương mại với Mỹ và chỉ nói đề các mục tiêu cải cách theo định hướng thị trường – vốn đã được bàn luận chi tiết trong những bài phát biểu trước đó.

Chủ tịch nước Trung Quốc, Tập Cận Bình

Ý tưởng phát triển của Trung Quốc có phần đối lập với yêu cầu giảm bớt sự kiểm soát của Chính phủ từ các quốc gia khác và có thể có tác động mạnh tới thỏa thuận đình chiến thương mại Mỹ-Trung.

“Không ai có thể ra lệnh người dân Trung Quốc nên làm gì hoặc không nên làm gì”, ông Tập cho biết bằng tiếng Trung Quốc trong suốt bài phát biểu, dựa trên bản phiên dịch chính thức trên hãng thông tấn của nước này.

Ông ấy kêu gọi Trung Quốc “giữ đúng lộ trình” hiện nay.

“Cải cách những gì và cải cách như thế nào phải phù hợp với mục tiêu toàn diện về cải thiện và phát triển hệ thống chủ nghĩa xã hội với các đặc trưng Trung Quốc, đồng thời hiện đại hóa hệ thống và năng lực quản trị của Trung Quốc”, nhà lãnh đạo Trung Quốc nói thêm. “Chúng tôi sẽ kiên quyết cải cách những gì nên và có thể được cải cách, và không thực hiện thay đổi ở những lĩnh vực không thể cải cách”.

Ngày 18/12 kỷ niệm cách thức nhà lãnh đạo Trung Quốc Đặng Tiểu Bình tái cấu trúc nền kinh tế trong năm 1978, dọn đường cho sở hữu cá nhân ở một số ngành công nghiệp, đồng thời cho phép các công ty nước ngoài tiếp cận nhưng khá hạn chế. Nhiều chuyên gia cho rằng sự thay đổi về chính sách đã giúp hàng trăm triệu người thoát khỏi cảnh nghèo đói và chuyển Trung Quốc thành một cường quốc kinh tế - hiện chỉ đứng thứ hai sau Mỹ.

Trong suốt buổi lễ ngày thứ Ba (18/12), Bắc Kinh công nhận 100 “nhà tiên phong cải cách” và 10 người nhận được “Huy chương Hữu nghị Trung Quốc”. 10 người này bao gồm nhà sáng lập Alibaba – Jack Ma, CEO Tencent – Pony Ma, vận động viên bóng rổ NBA đã nghỉ hưu – Yao Ming, cựu CEO AIG Maurice "Hank" Greenberg và người sáng lập Diễn đàn Kinh tế Thế giới – Klaus Schwab.

Vũ Hạo (Theo CNBC)

FiLi

CÁC TIN TRƯỚC

Tin xem nhiều nhất

Đăng ký nhận bản tin

Symptoma