Phân tích kỹ thuật phiên chiều 27/02: High Wave xuất hiện

27/02/2020 12:32

VN-Index tạo cây nến High Wave trong phiên sáng ngày 27/02/2020 hàm ý sự giằng co của bên bán và bên mua.

Phân tích kỹ thuật phiên chiều 27/02: High Wave xuất hiện

VN-Index tạo cây nến High Wave trong phiên sáng ngày 27/02/2020 hàm ý sự giằng co của bên bán và bên mua.

Tín hiệu kỹ thuật của VN-Index

VN-Index tạo cây nến High Wave trong phiên sáng ngày 27/02/2020 hàm ý sự giằng co của bên bán và bên mua.

Hiện chỉ số đang test hỗ trợ quan trọng ở vùng 885-900 điểm (đáy cũ tháng 07, 10, 12/2018). Chỉ báo Relative Strength Index đã rơi về vùng oversold và tiến gần vùng đáy trước đó (20-27) nên nhiều khả năng các nhịp rung lắc sẽ xuất hiện quanh vùng 885-900 điểm.

Nếu chỉ số rớt khỏi vùng trên thì khả năng cao đà giảm sẽ còn tiếp diễn.

Tín hiệu kỹ thuật của HNX-Index

HN-Index xuất hiện cây nến xanh trong phiên sáng ngày 27/02/2020, sau khi tạo cây nến Doji trong ngày hôm qua cho thấy tâm lý nhà đầu tư đã tích cực trở lại.

Chỉ số đã phục hồi sau khi nhận hỗ trợ từ vùng 103-104 điểm (cận trên kênh đi ngang trước đó) và đang lại kháng cự ở vùng 107.5-108.5 điểm, song nếu cây nến phiên sáng được giữ vững thì khả năng chỉ số vượt ngưỡng này là khá cao.

DRH - CTCP DRH Holdings

DRH đã rớt khỏi vùng tích lũy 4,200-4,800 trong phiên 31/12/2019 với cây nến Black Closing Marubozu và khối lượng lớn (phiên breakout hoàn hảo) báo hiệu nhịp giảm đã tiếp tục.

Tuy nhiên, tổ hợp nến Morning Star xuất hiện tại đáy cũ tháng 01/2012, 04/2016 (tương ứng vùng 2,500-2,800) trong ngày 20/01/2020 chứng tỏ nhịp giảm đã kết thúc, đồng thời phiên tiếp theo xác nhận sự trở lại của nhịp tăng.

Hiện tại, giá đã bứt phá khỏi kháng cự 4,200-4,800 và trendline giảm dài hạn từ tháng 05/2017 chứng tỏ triển vọng ngắn hạn của giá đã có phần tích cực hơn. Đồng thời, giá đã có nhịp pullback thành công về ngưỡng này với tổ hợp nến Morning Star trong phiên 25/02/2020 hàm ý nhịp tăng sẽ còn tiếp diễn. Điểm đến tiếp theo của mã dự kiến nằm ở vùng 5,900-6,400 (hội tụ SMA 200 ngày) và khả năng cao giá sẽ điều chỉnh trở lại tại đây.

Chỉ báo Relative Strength Index trong trạng thái overbought cũng 1 phần hàm ý điều này.

STB - Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín

STB đang dao động trong kênh giảm dài hạn bắt đầu từ tháng 10/2018.

Sau khi test không thành công cận trên của kênh giảm, vùng 11,600-11,800 (tương đương với đỉnh cũ tháng 07, 08/2018, 06, 07/2019 và đáy cũ tháng 04/2019), STB liên tục giảm và chững lại tại vùng 10,900-11,100 (tương đương đáy cũ tháng 08, 09/2018, 01/2019 và đỉnh cũ tháng 10/2019, 01/2020).

STB xuất hiện mẫu hình nến Three Outside Up ngay tại vùng hỗ trợ 10,900-11,100 (hội tụ với đường middle của Bollinger Bands) vào phiên ngày 26/02/2020 hàm ý sự đảo chiều trong tâm lý của nhà đầu tư, đồng thời xác nhận nhịp tăng mới đã hình thành trên giá. Điểm đến dự kiến sẽ là vùng kháng cự 11,600-11,800 (hội tụ với cận trên của kênh giảm).

Chỉ báo Relative Strenghth Index tăng và duy trì trên mốc 50 nên tình vẫn khá khả quan.

Bộ phận Phân tích Kỹ thuật, Phòng Tư vấn Vietstock

FILI

CÁC TIN TRƯỚC

Tin xem nhiều nhất

Đăng ký nhận bản tin

Symptoma