Thị trường tài sản ở các quốc gia mới nổi sẽ tiếp đà phục hồi trong năm 2020?

11/12/2019 11:33

Các thị trường mới nổi có thể tiếp đà hồi phục trong năm 2020 sau khi tạo thêm 11 ngàn tỷ USD cho danh mục của nhà đầu tư trong thập kỷ qua.

Thị trường tài sản ở các quốc gia mới nổi sẽ tiếp đà phục hồi trong năm 2020?

Các thị trường mới nổi có thể tiếp đà hồi phục trong năm 2020 sau khi tạo thêm 11 ngàn tỉ USD cho danh mục của nhà đầu tư trong thập kỷ qua.

Tài sản của các quốc gia đang phát triển sẽ có thành quả vượt trội so với các quốc gia phát triển, trong đó châu Á có triển vọng tốt nhất, theo cuộc khảo sát 57 tổ chức đầu tư, chiến lược gia và trader toàn cầu về triển vọng năm 2020 của Bloomberg. Tổng vốn hóa của chứng khoán và trái phiếu thị trường mới nổi giờ đã vượt 25 ngàn tỉ USD, cao hơn cả nền kinh tế Mỹ và Đức cộng lại.

Cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung, vốn chi phối diễn biến thị trường trong suốt năm 2019 sẽ vẫn là yếu tố có sức ảnh hưởng lớn nhất, trong khi triển vọng tăng trưởng của Trung Quốc sẽ vượt mặt chính sách tiền tệ của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) để trở thành yếu tố quan trọng thứ hai.

Sau làn sóng nới lỏng chính sách tiền tệ trên toàn cầu, lượng trái phiếu có lợi suất âm đã tăng vượt mức 11 ngàn tỉ USD. Do đó kênh trái phiếu sẽ không còn là tâm điểm chú ý trong lúc một số ngân hàng trung ương bước vào chế độ nới lỏng tiền tệ.

Tất cả tài sản tại thị trường mới nổi – tiền tệ, cổ phiếu và trái phiếu – đang trở lại mạnh mẽ trong năm nay sau khi ghi nhận năm 2018 giảm mạnh nhất trong 3 năm trong bối cảnh Fed dẫn dắt các ngân hàng trung ương trên toàn cầu vào lộ trình giảm lãi suất để hỗ trợ tăng trưởng. Đồng Ruble của Nga – đồng tiền có thành quả tốt nhất trong số các đồng tiền thị trường mới nổi trong năm 2019 – vượt mặt đồng Real của Brazil để trở thành lựa chọn hàng đầu về tiền tệ trong năm 2020, trong khi trái phiếu và cổ phiếu của Indonesia được nhà đầu tư ưa thích nhất.

“Tôi vẫn khá lạc quan về các thị trường mới nổi khi bước vào năm 2020”, Takeshi Yokouchi, Chuyên gia quản lý quỹ cấp cao tại Sumitomo Mitsui DS Asset Management – vốn quản lý 160 tỉ USD tài sản, cho hay. “Các yếu tố hỗ trợ nền tảng cho các thị trường mới nổi vẫn còn đó khi lãi suất trên toàn cầu ở mức rất thấp và điều đó sẽ thôi thúc nhà đầu tư xem xét các tài sản có lợi suất cao hơn”.

Tổng giá trị cổ phiếu của 26 quốc gia nằm trong danh sách thị trường đang phát triển của MSCI đã tăng thêm 6.6 ngàn tỉ USD kể từ cuối năm 2009, theo dữ liệu của Bloomberg. Trong khi đó, các chỉ số trái phiếu của Bloomberg Barclays cho thấy trái phiếu định danh bằng đồng nội tệ đã tăng thêm 2.9 ngàn tỉ USD, trái phiếu định danh bằng USD tăng thêm 1.7 ngàn tỉ USD và trái phiếu định danh bằng Euro tăng 237 tỷ USD trong cùng kỳ.

Dưới đây là kết quả của cuộc khảo sát trong giai đoạn 26/11-05/12.

Châu Á vẫn giữ vị trí hàng đầu về tiền tệ và cổ phiếu, trong khi Mỹ Latinh – vốn chìm trong bất ổn chính trị trong năm nay – vượt châu Á để trở thành lựa chọn hàng đầu về trái phiếu. Châu Âu, Trung Đông và châu Phi là những thị trường trái phiếu và cổ phiếu ít được ưa chuộng nhất, nhưng tiền tệ thì lại tăng 1 bậc.

Tài sản có lợi suất cao chiếm vị thế đầu bảng trên khắp khu vực, cho thấy nhu cầu về tài sản có lợi suất cao đang trỗi dậy.

Những người tham gia cũng được hỏi về triển vọng lạm phát, chính sách tiền tệ và tăng trưởng kinh tế ở khắp 12 thị trường mới nổi.

Trong kịch bản cơ bản của UBS, tăng trưởng toàn cầu sẽ ở mức vừa phải và ổn định trong năm 2020, trong đó tài sản có rủi ro sẽ tiếp tục được ưa chuộng. UBS kỳ vọng cổ phiếu tại thị trường mới nổi sẽ mang lại tỷ suất sinh lợi 5-10% trong nửa đầu năm 2020.

Ngoài ra, UBS cũng khuyến nghị đầu tư vào các trái phiếu thị trường mới nổi định danh bằng đồng nội tệ và cũng muốn đầu tư vào tiền tệ của khu vực này.

Vương Đông (Theo Bloomberg)

FILI

CÁC TIN TRƯỚC

Tin xem nhiều nhất

Đăng ký nhận bản tin

Symptoma