Tiền sẽ chảy nhiều hơn vào Trung Quốc năm 2019?

18/02/2019 09:00

Trong năm 2018, một lượng vốn lớn kỷ lục được rót vào thị trường tài chính Trung Quốc và theo các chuyên gia phân tích, con số này sẽ còn tăng khi các chỉ số tài sản khác của Trung Quốc tăng lên.

Tiền sẽ chảy nhiều hơn vào Trung Quốc năm 2019?

Trong năm 2018, một lượng vốn lớn kỷ lục được rót vào thị trường tài chính Trung Quốc và theo các chuyên gia phân tích, con số này sẽ còn tăng khi các chỉ số tài sản khác của Trung Quốc tăng lên.

Năm 2018, thị trường cổ phiếu và trái phiếu của Trung Quốc đã nhận được dòng vốn 120 tỷ USD và con số này có thể tăng lên đến 200 tỷ USD trong năm nay, động lực đến từ việc các chỉ số của tài sản Trung Quốc tăng đúng điểm chuẩn, theo báo cáo từ Citi Bank.

“Dòng vốn đến từ cổ phiếu và trái phiếu có vẻ như sẽ tiếp tục là nguồn hỗ trợ tài chính cho Trung Quốc (để cân bằng cán cân thanh toán),” theo báo cáo của U.S Bank ngày 31/01/2019.

Trong khi thị trường tài chính ở Trung Quốc duy trì được sự điều tiết mạnh so với những nền kinh tế phát triển khác, giới đầu tư sẽ nhanh chóng nhảy vào ngay khi các cơ hội gia tăng.

Cổ phiếu loại A của Trung Quốc – loại cổ phiếu bằng Nhân dân tệ được lưu hành ở Đại lục – vừa được thêm vào Chỉ số thị trường mới nổi MSCI lần đầu tiên trong năm 2018, cho phép các nhà đầu tư tiếp cận với thị trường chứng khoán Trung Quốc dễ dàng hơn. Hiện tại, MSCI đang cân nhắc việc nâng tỷ trọng của cổ phiếu loại A lên trong rổ chỉ số của họ, và quyết định cuối cùng có khả năng sẽ được công bố vào cuối tháng 2/2019.

Trong khi đó, Bloomberg thông báo trong tháng 1/2019, Chính phủ và cổ phiếu Ngân hàng Chính sách của Trung Quốc sẽ sớm được thêm vào rổ chỉ số cổ phiếu của họ - Chỉ số tổng hợp toàn cầu Bloomberg Barclays.

Tác động của cuộc đàm phán thương mại

Trung Quốc đang đồng thời kìm hãm những yếu tố được cho là sẽ gây ảnh hưởng đến dòng vốn đầu ra và hoan nghênh dòng vốn đầu vào, tăng lên nhờ các chính sách cho phép nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phiếu và trái phiếu nội địa thông qua Hồng Kông.

"Khả năng những căng thẳng trong xung đột thương mại Mỹ - Trung suy giảm cũng sẽ góp phần ổn định tâm lý của các nhà đầu tư khi sự bất ổn xung quanh việc đầu tư vào Trung Quốc giảm xuống" - Giám đốc không điều hành của Partners Financial Holdings ở Hồng Kông, Ronald Wan, trả lời CNBC ngày thứ Năm (14/02).

Mọi người sẽ nhận ra cuộc xung đột thương mại sẽ trở thành một “vấn đề kéo dài”, ông Wan nói, nhưng ông cũng nhấn mạnh ông không mong sẽ có vấn đề “quyết liệt” nào xảy ra.

Nguồn vốn “khó nuốt”

Nhiều quỹ chỉ số, quỹ tương hỗ và quỹ ETFs đều dựa vào chỉ số MSCI, ví dụ như Emerging Markets ETF hay iShares MSCI All World ETF.

Nhiều nhà đầu tư và công ty quản lý quỹ có khi phải mua cả những cổ phiếu có trong những rổ chỉ số chính, trong đó có cổ phiếu loại A, vì quỹ và danh mục đầu tư của họ thường bám sát chỉ số chuẩn, ông Wan nói.

Ông cho biết thêm: “Tôi hy vọng rằng dòng vốn chảy vào thị trường Trung Quốc sẽ tăng lên”.

"Việc cổ phiếu loại A có tiềm năng được tăng tỷ trọng đã “khuấy động dòng vốn tích cực” chảy vào thị trường Trung Quốc thông qua Hồng Kông dựa vào quyết định của MSCI vào cuối tháng 2 này" - Ken Cheung, Chiến lược gia ngoại hối châu Á cấp cao tại ngân hàng Mizuho của Nhật Bản ở Hồng Kông, cho biết ngày thứ Tư (13/02).

Ken Peng, Trưởng bộ phận chiến lược đầu tư thị trường châu Á của Ngân hàng tư nhân Citi Bank tại Hồng Kông, nói rằng việc đưa trái phiếu Trung Quốc vào Chỉ số tổng hợp toàn cầu Bloomberg Barclays cũng rất đáng lưu ý.

Trái phiếu Trung Quốc hiện nay chiếm đến 6% tỷ trọng trong chỉ số đó, từ mức 0%.

“Đó là một con số đáng kể”, Peng trả lời CNBC ngày thứ Năm (14/02). “Biến nó từ vô danh thành thị trường trái phiếu xếp vị trí thứ tư của rổ chỉ số”.

Trân Võ (Theo CNBC)

Fili

CÁC TIN TRƯỚC

Tin xem nhiều nhất

Đăng ký nhận bản tin

Symptoma