Trung Quốc đưa ra lập trường về cuộc chiến thương mại trước hội nghị G20

16/06/2019 22:57

Tạp chí hàng đầu của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã đưa ra quan điểm của các nhà lãnh đạo về cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung trong hàng loạt bài tiểu luận đang trong ngày Chủ nhật (16/06), cho rằng hai bên vẫn có khả năng tiến tới một thỏa thuận mà “đôi bên cùng có lợi”, nhưng hứa sẽ “đấu tranh tới cùng” nếu cần thiết.

Trung Quốc đưa ra lập trường về cuộc chiến thương mại trước hội nghị G20

Tạp chí hàng đầu của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã đưa ra quan điểm của các nhà lãnh đạo về cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung trong hàng loạt bài tiểu luận đang trong ngày Chủ nhật (16/06), cho rằng hai bên vẫn có khả năng tiến tới một thỏa thuận mà “đôi bên cùng có lợi”, nhưng hứa sẽ “đấu tranh tới cùng” nếu cần thiết.

Tổng thống Mỹ Donald Trump (bên phải) và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình

Trong các bài tiểu luận, tạp chí Qiushi (hay có nghĩa là "Tìm kiếm Sự thật") muốn làm rõ quan điểm của Đảng Cộng sản Trung Quốc về cuộc chiến thương mại với Mỹ, đưa ra các tranh luận mô tả Trung Quốc có nền tảng cao về đạo đức trong cuộc xung đột thương mại, đồng thời liên tục chất vấn đề tính hợp lý của Washington khi khơi ngòi cho cuộc chiến này.

Mặc dù Trung Quốc muốn tránh một cuộc chiến dài dăng dẳng – vốn chẳng mang lại lợi ích cho bất kỳ ai, nhưng họ cũng sẵn sàng tâm lý để chiến đấu tới cùng, tạp chí này nói rõ.

Thông điệp trên được đưa ra ngay trước cuộc gặp có khả năng xảy ra giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại hội nghị thượng đỉnh G20 ở Nhật Bản vào cuối tháng này. Tạp chí Qiushi cũng nhắc lại sự ủng hộ của Bắc Kinh dành cho nhóm G20, Hợp tác Kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương (APEC) và các tổ chức đa phương khác.

Trong bài tiểu luận 13,000 chữ về mối quan hệ Mỹ-Trung, họ đưa ra 10 điểm lý giải về lập trường của Đảng Cộng sản Trung Quốc, cho rằng xung đột thương mại “dựa trên việc mối quan hệ này là một trò chơi có tổng bằng không (zero-sum game) hay cùng nhau có lợi, đối đầu hay hợp tác, đơn phương hay đa phương”.

Bài tiểu luận này lặp lại lời phàn nàn của Bắc Kinh về chiến thuật của Mỹ trong suốt 11 vòng đàm phán – vốn đã đổ vỡ vào đầu tháng 5/2019, nhưng cho rằng hai nước vẫn có thể “xích lại gần nhau” bằng cách xem xét bức tranh tổng thể. Tuy nhiên, nếu điều đó không xảy ra thì Trung Quốc cho rằng cuộc chiến thương mại kéo dài nhiều khả năng sẽ diễn ra.

“Trung Quốc mong muốn có một thỏa thuận mà đôi bên cùng có lợi để chấm dứt chiến tranh thương mại dựa trên sự tôn trọng và bình đẳng lẫn nhau. Sự chân thành của chúng tôi vẫn còn đó, nguyên tắc của chúng tôi cũng là bất khả xâm phạm. Trung Quốc sẽ không sợ sự leo thang xung đột thương mại và kinh tế với Mỹ, các mối đe dọa hoặc áp lực nào từ phía Mỹ. Trung Quốc không có sự lựa chọn, không có con đường rút lui và chỉ có thể kiên quyết đấu tranh đến cùng”, trích từ bài tiểu luận. “Chẳng ai, chẳng có lực lượng nào nên đánh giá thấp hoặc xem thường ý chí sắt thép và tinh thần bất khuất của người dân Trung Quốc trong một cuộc chiến dài dăng dẳng”.

Kể từ khi các cuộc đàm phán thương mại bị đổ vỡ, Bắc Kinh đã đưa một lập trường tư tưởng cứng rắn hơn đối với Mỹ, huy động các đại sứ, báo chí, và bây giờ là tạp chí hàng đầu của Đảng Cộng sản Trung Quốc để chỉ trích các chiến thuật của Mỹ trong cuộc chiến thương mại, đồng thời cố gắng củng cố vị thế toàn cầu của Trung Quốc.

Bài tiểu luận chính của tạp chí một lần nữa tìm cách củng cố nhận thức cho rằng Trung Quốc đang tìm cách bảo vệ trật tự thương mại toàn cầu hiện có, đồng thời cáo buộc Mỹ cố gắng phá hủy trật tự này thông qua hành động theo chủ nghĩa đơn phương.

“Khi một số người ở Mỹ liên tục phá hoại trật tự toàn cầu hiện nay, Trung Quốc sẽ kiên quyết bảo vệ hệ thống thương mại đa phương, tích cực tham gia và dẫn dắt cải cách hệ thống toàn cầu và cấu trúc của nó”, trích từ bài tiểu luận.

Tạp chí cũng khơi gợi lại lời kêu gọi lâu dài của Bắc Kinh để giúp các thị trường đang phát triển như Trung Quốc có tiếng nói lớn hơn trong các tổ chức đa phương. Và bài tiểu luận len lỏi vào chủ đề gây tranh cãi về cải cách các quy tắc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), nhưng lại không giải quyết các cáo buộc của Mỹ - vốn đóng vai trò cốt lõi trong logic Mỹ đối với cuộc chiến thương mại - rằng theo các quy tắc đó, Trung Quốc đã không thực hiện các nghĩa vụ của mình.

“Là một nền kinh tế đang phát triển lớn nhất thế giới, Trung Quốc kiên quyết đứng ra bảo vệ các quy tắc của WTO, ủng hộ một hệ thống thương mại đa phương cởi mở, minh bạch, bao quát, không phân biệt đối xử, cũng như hỗ trợ các cải cách cần thiết đối với WTO”, trích từ bài tiểu luận.

Tạp chí cho biết Trung Quốc cũng sẽ cố gắng kiểm soát vận mệnh của chính mình thông qua việc “tự lực cánh sinh”, đồng thời tiếp tục cải cách và mở cửa nền kinh tế. Bắc Kinh sẽ “kiên quyết đi theo con đường của riêng mình, tăng tốc đổi mới, nỗ lực kiểm soát công nghệ cốt lõi và nắm vững sáng kiến phát triển đổi mới trong tay của chính chúng ta”, trích từ bài tiểu luận. “Củng cố nền kinh tế thông qua cải cách là chiến lược cơ bản trong việc đối phó với xung đột kinh tế và thương mại. Trung Quốc sẽ tiếp tục tăng cường cải cách, Trung Quốc sẽ mở cửa trước, không bao giờ đóng cửa và chỉ mở rộng hơn và rộng hơn”.

Vũ Hạo (Theo SCMP)

FiLi

CÁC TIN TRƯỚC

Tin xem nhiều nhất

Đăng ký nhận bản tin

Symptoma