Vì sao NHNN giảm lãi suất điều hành?

13/09/2019 14:47

Và giờ đây, công cụ lãi suất lại tiếp tục sử dụng như là lựa chọn để tác động lên tỷ giá, vì về cơ bản, lãi suất giảm sẽ làm giảm sức hấp dẫn của đồng nội tệ, điều mà nhiều NHTW trong khu vực đã sớm lựa chọn. Kể từ lần giảm vào ngày 10/7/2017, đã hơn 2 năm rồi nhà điều hành mới quyết định điều chỉnh giảm một loạt lãi suất điều hành như thế.

Vì sao NHNN giảm lãi suất điều hành?

Và giờ đây, công cụ lãi suất lại tiếp tục sử dụng như là lựa chọn để tác động lên tỷ giá, vì về cơ bản, lãi suất giảm sẽ làm giảm sức hấp dẫn của đồng nội tệ, điều mà nhiều NHTW trong khu vực đã sớm lựa chọn. Kể từ lần giảm vào ngày 10/7/2017, đã hơn 2 năm rồi nhà điều hành mới quyết định điều chỉnh giảm một loạt lãi suất điều hành như thế.

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam trong ngày 13/09 đã phát đi thông báo giảm một loạt lãi suất điều hành, theo đó giảm lãi suất tái cấp vốn từ 6.25%/năm xuống 6.0%/năm; lãi suất tái chiết khấu từ 4.25%/năm xuống 4.0%/năm; lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với các ngân hàng từ 7.25%/năm xuống 7.0%/năm. Đồng thời lãi suất chào mua giấy tờ có giá qua nghiệp vụ thị trường mở từ 4.75%/năm xuống 4.5%/năm.

Quyết định trên có lẽ khiến không ít người bất ngờ, tuy nhiên đây dường như là hệ quả tất yếu có thể đoán trước được dựa trên diễn biến thị trường tiền tệ và ngoại hối gần đây.

Thứ nhất là trong bối cảnh hàng loạt ngân hàng trung ương trên thế giới liên tiếp nới lỏng lãi suất gần đây, thì NHNN khó có thể không đi theo xu hướng chung.

Hồi tháng 7, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã giảm lãi suất cơ bản USD lần đầu tiên trở lại trong trong hơn 10 năm qua, kể từ lần cuối vào tháng 12/2008. Ngày 12/09, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) không những giảm lãi suất về mức âm 0.5%, tái khởi động chương trình nới lỏng định lượng (QE) mà còn cam kết mua không giới hạn trái phiếu. Do đó, giới phân tích cho rằng Fed rất nhiều khả năng sẽ tiếp tục giảm lãi suất thêm 0.25 điểm phần trăm vào cuộc họp cuối tháng này.

Tại châu Á, hàng loạt ngân hàng trung ương trong khu vực đã cắt giảm lãi suất liên tiếp trong những tháng qua, từ Ấn Độ, Thái Lan cho đến Philippines, Indonesia và Malaysia. NHTW New Zealand hồi tháng trước cũng hạ lãi suất cho vay qua đêm 0.5 điểm phần trăm xuống còn 1%. Theo các NHTW này thì việc giảm lãi suất để hỗ trợ nền kinh tế trong bối cảnh rủi ro suy thoái và chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, tuy nhiên ẩn đằng sau đó ắt hẳn để đối phó với chính sách phá giá tiền tệ của Trung Quốc.

Thật vậy, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBoC) đã liên tiếp phá giá đồng Nhân dân tệ suốt từ đầu năm đến nay, đặc biệt cường độ càng tăng mạnh sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump áp hàng rào thuế bổ sung từ đầu tháng 8. Mốc 7 Nhân dân tệ ăn 1 USD cứ ngỡ vững chắc trong suốt nhiều năm qua nhanh chóng bị xuyên thủng chỉ trong khoảnh khắc, làm tăng dự báo về đà suy yếu của đồng Nhân dân tệ sẽ chưa dừng lại ở đó.

Chẳng những vậy, PBoC còn liên tiếp nới lỏng tiền tệ thông qua hàng loạt động thái cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc, góp phần vào việc làm suy yếu đồng tiền của mình. Trước cảnh Nhân dân tệ bị mất giá nhanh chóng đã ảnh hưởng lên các nền kinh tế khác, khiến nhiều quốc gia buộc phải nới lỏng chính sách thông qua việc giảm lãi suất trở lại trong nỗ lực kéo giảm giá trị đồng nội tệ xuống.

Đối với VNĐ, sự giảm giá của Nhân dân tệ đã gây áp lực khá lớn lên tiền đồng trong hai tháng trở lại đây, và NHNN cũng linh hoạt nâng tỷ giá trung tâm USD/VNĐ để đối phó, tuy nhiên giá giao dịch USD trên thị trường lại không “hành xử” theo diễn biến tỷ giá trung tâm, mà ngược lại còn tăng giá đáng kể khi nguồn cung  ngoại tệ quá dồi dào từ dòng vốn đầu tư và thặng dư thương mại. Không chỉ đối với Nhân dân tệ, tiền đồng còn tăng giá đáng kể so với nhiều đồng tiền trong khu vực.

NHNN chẳng đặng đừng phải nối lại việc mua ngoại tệ trong những ngày cuối tháng 8, theo đó hút ngoại tệ vào và bơm tiền đồng ra, nhằm tác động lên thị trường phi chính thức để kìm hãm đà tăng giá của tiền đồng, tuy nhiên hiệu quả cho đến giờ chưa thật sự rõ ràng.

Và giờ đây, công cụ lãi suất lại tiếp tục sử dụng như là lựa chọn để tác động lên tỷ giá, vì về cơ bản, lãi suất giảm sẽ làm giảm sức hấp dẫn của đồng nội tệ, điều mà nhiều NHTW trong khu vực đã sớm lựa chọn. Kể từ lần giảm vào ngày 10/7/2017, đã hơn 2 năm rồi nhà điều hành mới quyết định điều chỉnh giảm một loạt lãi suất điều hành như thế.

Thứ ba là trong bối cảnh mặt bằng lãi suất tiền gửi lẫn trên thị trường liên ngân hàng chịu nhiều áp lực dâng lên, việc NHNN giảm lãi suất điều hành được xem vừa là định hướng cho thị trường ứng xử theo, vừa là giải pháp để hỗ trợ nguồn thanh khoản với chi phí rẻ hơn cho các nhà băng, từ đó giúp chi phí vốn của các ngân hàng tốt hơn để đảm bảo giữ ổn định lãi suất cho vay.

Với động thái giảm lãi suất như trên, thị trường chứng khoán ắt hẳn cũng sẽ được lợi, trong đó nhóm cổ phiếu ngân hàng có nhiều lợi thế nhờ chất xúc tác này. Thực tế là thị trường cũng đang có diễn biến rất tích cực với nhóm cổ phiếu ngân hàng đang tăng giá khá tốt.

Kỳ vọng giảm lãi suất điều hành đã được nói đến từ nhiều tháng trở lại đây và không ít người chờ đợi một quyết sách từ NHNN. Và giờ đây điều đó đã xảy ra với nhiều mục tiêu kể trên được nhắm đến. Một mũi tên đã được bắn ra, chờ xem sẽ trúng được bao nhiêu con chim nhạn.

Trong bối cảnh mặt bằng lãi suất tiền gửi lẫn trên thị trường liên ngân hàng chịu nhiều áp lực dâng lên, việc NHNN giảm lãi suất điều hành được xem vừa là định hướng cho thị trường ứng xử theo, vừa là giải pháp để hỗ trợ nguồn thanh khoản với chi phí rẻ hơn cho các nhà băng, từ đó giúp chi phí vốn của các ngân hàng tốt hơn để đảm bảo giữ ổn định lãi suất cho vay.

Nhung Võ

FILI

CÁC TIN TRƯỚC

Tin xem nhiều nhất

Đăng ký nhận bản tin

Symptoma