VIB tăng 33% lợi nhuận quý 1/2020

20/04/2020 18:09

Theo BCTC hợp nhất quý 1/2020 vừa công bố của Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (UPCoM: VIB), lợi nhuận trước và sau thuế của Ngân hàng tăng 33% so với cùng kỳ, đạt 1,075 tỷ đồng và 860 tỷ đồng.

VIB tăng 33% lợi nhuận quý 1/2020

Theo BCTC hợp nhất quý 1/2020 vừa công bố của Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (UPCoM: VIB), lợi nhuận trước và sau thuế của Ngân hàng tăng 33% so với cùng kỳ, đạt 1,075 tỷ đồng và 860 tỷ đồng.

Nhìn chung hoạt động kinh doanh trong quý 1/2020 của VIB đều cho kết quả khả quan. 

Trong kỳ, thu nhập lãi thuần của VIB đạt 1,799 tỷ đồng, tăng 30%, hoạt động dịch vụ đem về khoản lãi 411 tỷ đồng, tăng 18% so với cùng kỳ năm trước. 

Đáng chú ý, hoạt động mua bán chứng khoán đầu tư ghi nhận lãi hơn 51 tỷ đồng, gấp 36 lần cùng kỳ. Khoản mục chứng khoán nợ ghi nhận 44,118 tỷ đồng, tăng 58% so với đầu năm.

Tính đến 31/03/2010, VIB đang nắm giữ 42.38 tỷ đồng trái phiếu đặc biệt do VAMC phát hành. Số trái phiếu này là trái phiếu chuyển đổi cho các khoản cho vay Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam, được Chính phủ bảo lãnh.

Kỳ này, chi phí dự phòng của VIB bằng cùng kỳ năm trước, ghi nhận ở mức 156 tỷ đồng. Do đó, lợi nhuận trước và sau thuế của VIB tăng 33% so với cùng kỳ, đạt lần lượt 1,075 tỷ đồng và 860 tỷ đồng.

Kết quả kinh doanh hợp nhất quý 1/2020 của VIB. Đvt: Tỷ đồng
Nguồn: BCTC hợp nhất quý 1/2020 của VIB

Tính đến ngày 31/03/2020, tổng tài sản của VIB tăng nhẹ 5% so với đầu năm chủ yếu nhờ các khoản lãi, phí phải thu tăng 21%, các khoản phải thu tăng 40%. Lợi nhuận chưa phân phối tăng 54% so với đầu năm, đạt 2,451 tỷ đồng.

Cho vay khách hàng của VIB tăng nhẹ 4% so với đầu năm, đạt 134,863 tỷ đồng, trong khi tiền gửi của khách hàng suýt soát cùng kỳ, đạt 123,195 tỷ đồng.

Một số chỉ tiêu tài chính của VIB tính đến 31/03/2020. Đvt: Tỷ đồng
Nguồn: BCTC hợp nhất quý 1/2020 của VIB

Tại ngày 31/03/2020, VIB ghi nhận 15.54 tỷ đồng nợ chờ xử lý. Cơ cấu dư nợ vay theo thời gian cho vay của VIB không thay đổi nhiều so với đầu năm, gồm nợ ngắn hạn (31%), nợ trung hạn (39%), nợ dài hạn (29%) và nợ quá hạn (1%). VIB cho vay tập trung ở nhóm ngành thương mại, sản xuất và chế biến (17.47%), cá nhân và các ngành nghề khác (77.95%).

Cát Lam

FILI

CÁC TIN TRƯỚC

Tin xem nhiều nhất

Đăng ký nhận bản tin

Symptoma