- DAS THÔNG BÁO LỊCH NGHỈ LỄ QUỐC KHÁNH NĂM 2023
- 21/09/2023: THỊ TRƯỜNG QUAY LẠI XU HƯỚNG TĂNG , BẤT ĐỘNG SẢN VÀ CHỨNG KHOÁN DẪN SÓNG
- 20/09/2023: PHỤC HỒI KỸ THUẬT, THỊ TRƯỜNG VẪN TRONG NHỊP ĐIỀU CHỈNH
- 19/09/2023: THỊ TRƯỜNG ĐIỀU CHỈNH KHI CỔ PHIẾU VỐN HÓA LỚN CHỊU ÁP LỰC BÁN MẠNH
- 18/09/2023: VÙNG GIAO DỊCH 1220-1250 CỦA VNINDEX THỬ THÁCH SỰ KIÊN NHẪN CỦA NHÀ ĐẦU TƯ
- THÔNG BÁO LOẠI MÃ CHỨNG KHOÁN KHỎI DANH MỤC GDKQ
09/09/2022: HẠN CHẾ BẮT ĐÁY, CHỜ CƠ HỘI MUA VÙNG GIÁ THẤP
HẠN CHẾ BẮT ĐÁY, CHỜ CƠ HỘI MUA VÙNG GIÁ THẤP
Chuyển động thị trường và dự báo:
Thị trường tiếp tục giảm vào những phút cuối phiên giao dịch mặt dù đã có những nỗ lực phục hồi trong phiên từ lực bắt đáy ở vùng giá thấp. Thanh khoản chung toàn thị trường duy trì ở mức trung bình, không đủ tạo nên đột phá trên các nhóm cổ phiếu. Nhóm ngân hàng và bất động sản tiếp tục chịu áp lực bán mạnh sau thời gian dài giữ giá đi ngang, có thể do nhà đầu tư mất kiên nhẫn khi thị trường vẫn chưa khởi sắc sau tin tức nới chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng. VNindex rời xa mốc 1300 điểm và, thị trường đang có nhịp điều chỉnh, khả năng chưa có phiên hồi phục trong ngắn hạn. Nhà đầu tư theo chiến lược lướt sóng nên đứng ngoài quan sát thị trường, chờ đợi khu vực giá giao dịch cân bằng hơn. Đối với danh mục trung dài hạn, có thể theo dõi chờ cơ hội mua ở vùng giá thấp các nhóm cổ phiếu xây dựng hạ tầng, cổ phiếu ngành điện, và công nghệ.
Một vài thông tin vĩ mô đáng quan tâm và dự báo:
- Chứng khoán Châu Á trái chiều, dữ liệu GDP của Nhật Bản tích cực. Cụ thể, GDP Quý 2 của Nhật Bản tăng 3.5% so với cùng kỳ năm ngoái (điều chỉnh từ mức tăng 2.2% trước đó), mức tăng trưởng này vượt dự báo tăng 2.9% từ Reuters. Sự cải thiện trong kinh doanh và chi tiêu của người tiêu dùng là động lực lớn nhất của đà tăng này, đưa nền kinh tế Nhật Bản về mức trước đại dịch. Nhưng lạm phát và lãi suất gia tăng đã phần nào làm xáo trộn triển vọng kinh tế của Nhật Bản trong nửa cuối năm 2022.
- Trái ngược với Nhật Bản, các chỉ số chứng khoán Trung Quốc giao dịch trong sắc đỏ. Giới đầu tư vẫn tỏ ra lo ngại về triển vọng kinh tế của nước này, khi mà trước đó dữ liệu xuất khẩu cho thấy sự chậm lại trong tháng 8. Nền kinh tế Australia có thể gặp khó khăn từ sự suy thoái ở Trung Quốc, thị trường xuất khẩu hàng hóa chính của nước này.
- Dầu thô tiếp tục giảm điểm do lo ngại về các ngân hàng trung ương tăng lãi suất, kéo theo suy thoái kinh tế và giảm nhu cầu. Giá dầu tiếp tục giảm trong phiên chiều 8/9. Chốt phiên giao dịch hôm nay 8/9, chỉ số Nikkei 225 Nhật Bản tăng 2.31%, Hangseng Index Hồng Kông giảm 1%, Shanghai Composite Thượng Hải giảm 0.86%, Kospi Hàn Quốc tăng 0.33%, ASX200 Australia tăng 1.77%.
CỔ PHIẾU QUAN TÂM: GMD, REE, TNG, FPT, SZC, NLG, MBB, PC1
- Danh sách chi tiết khuyến nghị vui lòng xem trang 2.
CÁC TIN TRƯỚC
-
21/09/2023: THỊ TRƯỜNG QUAY LẠI XU HƯỚNG TĂNG , BẤT ĐỘNG SẢN VÀ CHỨNG KHOÁN DẪN SÓNG (20/09/2023 17:12)
-
20/09/2023: PHỤC HỒI KỸ THUẬT, THỊ TRƯỜNG VẪN TRONG NHỊP ĐIỀU CHỈNH (19/09/2023 17:09)
-
19/09/2023: THỊ TRƯỜNG ĐIỀU CHỈNH KHI CỔ PHIẾU VỐN HÓA LỚN CHỊU ÁP LỰC BÁN MẠNH (18/09/2023 17:11)
-
18/09/2023: VÙNG GIAO DỊCH 1220-1250 CỦA VNINDEX THỬ THÁCH SỰ KIÊN NHẪN CỦA NHÀ ĐẦU TƯ (15/09/2023 17:28)
-
15/09/2023: NHÓM BẤT ĐỘNG SẢN GIẢM MẠNH, VNINDEX ĐIỀU CHỈNH (14/09/2023 17:27)
-
14/09/2023: CHƯA VƯỢT ĐƯỢC ĐỈNH CŨ, VNINDEX GIAO DỊCH GIẰNG CO (13/09/2023 17:00)
-
13/09/2023: CỔ PHIẾU CHỨNG KHOÁN TIẾP SỨC THỊ TRƯỜNG PHỤC HỒI (12/09/2023 16:33)
-
12/09/2023: ÁP LỰC BÁN MẠNH, VNINDEX TẠO ĐỈNH, HẠ MARGIN QUẢN TRỊ RỦI RO (11/09/2023 17:00)
-
11/09/2023: GIẰNG CO VÙNG ĐỈNH, HẠ MARGIN QUẢN TRỊ RỦI RO (08/09/2023 16:05)
-
08/09/2023: CỔ PHIẾU TRỤ GIẢM DƯỚI ÁP LỰC BÁN RÒNG CỦA KHỐI NGOẠI (07/09/2023 17:12)