Agribank lãi trước thuế 2018 hơn 7,500 tỷ đồng, nợ xấu chỉ còn 1.51%

17/01/2019 11:32

Ngày 16/01/2019, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) tổ chức Hội nghị triển khai nhiệm vụ kinh doanh năm 2019. Năm 2018, lợi nhuận trước thuế Agribank đạt 7,525 tỷ đồng, cao nhất từ trước đến nay.

Agribank lãi trước thuế 2018 hơn 7,500 tỷ đồng, nợ xấu chỉ còn 1.51%

Ngày 16/01/2019, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) tổ chức Hội nghị triển khai nhiệm vụ kinh doanh năm 2019. Năm 2018, lợi nhuận trước thuế Agribank đạt 7,525 tỷ đồng, cao nhất từ trước đến nay.

Năm 2018, lợi nhuận trước thuế đạt 7,525 tỷ đồng, đây là sự bứt phá của Agribank so với kế hoạch đề ra 5,700 tỷ đồng. Tổng tài sản đạt gần 1.3 triệu tỷ đồng. Nguồn vốn đạt gần 1.2 triệu tỷ đồng, tăng trưởng 11.8%. Quy mô tín dụng và đầu tư đạt trên 1.2 triệu tỷ đồng, tăng 14.6% so với năm trước, trong đó tín dụng đầu tư cho “Tam nông” chiếm 70.5% tổng dư nợ của Agribank. Dịch vụ đạt 5,400 tỷ đồng, tăng trưởng 21%.

Nợ xấu theo Thông tư 02 là 1.51%, thấp hơn so với năm 2017. Thu hồi nợ sau xử lý 11,936 tỷ đồng, đạt 104% mục tiêu do HĐTV đề ra. Trích lập dự phòng rủi ro đạt 25,590 tỷ đồng. Tổng nguồn dự phòng xử lý rủi ro còn lại gần 20,000 tỷ đồng, đủ khả năng mua trước hạn toàn bộ nợ đã bán cho VAMC và xử lý kịp thời các khoản nợ xấu phát sinh nếu có trong năm 2019.

Trong số 1.7 triệu tỷ đồng toàn ngành Ngân hàng đầu tư cho “Tam nông”, nguồn vốn Agribank chiếm đến trên 50%. Agribank triển khai hiệu quả 7 chương trình tín dụng chính sách và 2 chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững. Riêng cho vay xây dựng nông thôn mới, Agribank đã triển khai đến 100% số xã trên cả nước.

Agribank đã thực hiện giảm lãi suất cho vay các lĩnh vực ưu tiên và thực hiện nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn trong quan hệ tín dụng đối với khách hàng. Ngay từ đầu năm 2018, Agribank đã giảm 0.5%/năm lãi suất cho vay đối với 05 lĩnh vực ưu tiên và các chương trình tín dụng của Nhà nước. Ngoài việc giảm lãi suất cho vay, Agribank còn triển khai 05 gói tín dụng ưu đãi đối với khách hàng pháp nhân và cá nhân với lãi suất cho vay thấp hơn từ 1% - 1.5%/năm so với lãi suất cho vay thông thường. 

2018 cũng là mốc tròn 05 năm kể từ thời điểm Agribank bắt đầu quá trình tái cơ cấu. Thực hiện Quyết định số 254/QĐ-TTg ngày 01/3/2012 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 53/QĐ-NHNN. Ngày15/11/2013 của Thống đốc NHNN, Agribank đã xây dựng và thực hiện thành công tái cơ cấu giai đoạn 1 với nhiều biến chuyển, cơ bản hoàn thành các mục tiêu quan trọng: Tập trung đầu tư cho “Tam nông”, xử lý nợ xấu, thực hiện thoái vốn tại các công ty con hoạt động không phục vụ trực tiếp cho nông nghiệp, nông thôn.

Tổng Giám đốc Agribank Tiết Văn Thành cũng chia sẻ về những khó khăn hiện nay của Agribank trong việc bổ sung vốn điều lệ. Hiện vốn điều lệ của Agribank đang ở mức thấp nhất so với các NHTM lớn khác, đến cuối 2018 mới đạt 30,470 tỷ đồng. Công tác cổ phần hóa chậm so với tiến độ đề ra. Cho vay nông nghiệp, nông thôn thường xuyên phải đối mặt với rủi ro thiên tai bất khả kháng, chi phí hoạt động lớn và rủi ro cao trong khi lãi suất cho vay ưu đãi thấp. Mặc dù Nghị quyết 42 đã tạo hành lang pháp lý để các TCTD trong đó có Agribank đẩy mạnh xử lý nợ xấu, tuy nhiên hoạt động này cũng còn gặp những khó khăn, vướng mắc từ thực tế triển khai… 

Hàn Đông

FILI

CÁC TIN TRƯỚC

Tin xem nhiều nhất

Đăng ký nhận bản tin

Symptoma