Nhịp đập Thị trường 02/08: Trở lại kiểm định vùng 990-1,000 điểm

02/08/2019 15:40

Các Large Cap thu hẹp đà giảm, cùng với đó là sự trở lại của sắc xanh trên các cổ phiếu nhóm này đã giúp chỉ số VN-Index kết phiên ấn định tại mức 991.1 điểm, giảm 0.63%.

Nhịp đập Thị trường 02/08: Trở lại kiểm định vùng 990-1,000 điểm

Các Large Cap thu hẹp đà giảm, cùng với đó là sự trở lại của sắc xanh trên các cổ phiếu nhóm này đã giúp chỉ số VN-Index kết phiên ấn định tại mức 991.1 điểm, giảm 0.63%.

Kết phiên, chỉ số HNX-Index giảm 0.18 điểm, về mức 103.7 điểm. Khối lượng giao dịch trên hai sàn HOSE và HNX đạt gần 216 triệu cổ phiếu. Độ rộng thị trường kết phiên nghiêng về bên mua với 348 mã tăng điểm và 325 mã giảm điểm.

Màu xanh trở lại với những cổ phiếu như PNJ, NVL, FPT, GMD đã phần nào giúp đà giảm của VN-Index hạ nhiệt. Ở chiều ngược lại, ba “gã khổng lổ” là VIC, GASVCB là nguyên chính cho sắc đỏ của chỉ số này.

Nhóm “bộ mặt của thị trường” là ngân hàng kết phiên khả quan hơn, sắc xanh và đỏ khá đồng đều. Các Large Cap CTG, VCB, TCB đều xuất hiện sắc đỏ, trong khi ngôi sao của nhóm trong phiên là VPB với mức tăng 3%. Khối ngoại hiện mua ròng mạnh HDB và bán ròng mạnh BID trong nhóm này.

Diễn biến nhóm phát triển bất động sản không mấy lạc quan trong phiên hôm nay. Các ông lớn trong ngành là VHM, PDR, DXG đều lùi nhẹ dưới mốc tham chiếu. Điểm sáng trong nhóm này là DRH khi mã này tăng cận trần với mức thanh khoản tăng trưởng so với phiên trước.

Nhóm dệt may có những chuyển biến đầy tích cực  khi các mã MSH, TNG, TCM, STK bùng nổ với mức tăng hơn 3% (MSH tăng cận trần). Hầu hết các mã này đều đã trải qua một đợt điều chinh giá mạnh và hiện đang phục hồi trở lại. Khối ngoại mua ròng MSH và bán ròng TNG.

Sắc đỏ chiếm ưu thế trong nhóm cổ phiếu chứng khoán khi kết phiên, các mã SSI, HCM giảm mạnh hơn 1%. Trong khi đó, sắc xanh nhẹ xuất hiện trên dòng Small Cap nhóm này.

Sản xuất hàng gia dụng là ngành tăng mạnh nhất thị trường với mức tăng 1.91% Ngược lại, dịch vụ lưu trú, ăn uống, giải trí là ngành giảm mạnh nhất thị trường khi giảm 3.01%.

Khối ngoại bán ròng gần 30 tỷ đồng trên sàn HOSE và mua ròng gần 7 tỷ đồng trên sàn HNX. Lực bán tập trung ở các mã VJCHPG trên sàn HOSE. PVSVCS là những cổ phiếu được khối ngoại mua ròng nhiều nhất trên sàn HNX. 

13h55: Tiếp tục giằng co

Kịch bản giằng co dưới mốc 990 điểm tiếp tục được thị trường sử dụng khi các Large Cap có ảnh hưởng tiêu cực tới thị trường liên tục biến động.

Tới 13h55, độ rộng thị trường nghiêng bên bán với 292 mã tăng điểm và 315 mã giảm điểm. Sắc đỏ mở rộng trong rổ VN30 khi cả rổ có 4 mã tăng, 23 mã giảm.

Các cái tên VIC, GAS, VCB, VHM tiếp tục được nêu lên khi nhắc về những mã tác động tích cực nhất tới thị trường. Trong khi đó, các cổ phiếu chính giúp kìm hãm đà giảm của VN-Index là 3 mã đến từ nhóm ngân hàng, cụ thể là VPB, BID, CTG.

Bộ ba cổ phiếu họ Viettel là CTR, VTKVGI hiện đang “chạy nước rút” khi bật tăng hơn 8% (CTR tăng kịch trần) với mức thanh khoản ấn tượng. Một mã khác thuộc họ này là VTP nhẹ nhàng hơn với mức tăng gần 3%; khối ngoại cũng đang mua ròng mã này.

Dòng tiền bất ngờ chảy lại vào IDC đã khiến mã này bật tăng gần 10% với mức thanh khoản đột biến. Các mã khác thuộc cùng nhóm xây dựng với IDC là HBC, BCE, L14 cũng xuất hiện sắc xanh tích cực hơn 1%. TDCDTD là những điểm sáng trong nhóm này với đà tăng hơn 5% (DTD tăng kịch trần) mặc cho KQKD quý 2/2019 không mấy khởi sắc.

Diễn biến nhóm phát điện cũng khá khả quan khi PPC tăng trưởng trở lại ở mức 3.5% sau những chuổi phiên giảm điểm. Tuy nhiên, lực cầu có vẻ khá yếu khi không có dấu hiệu của sự đột phá. BTP, POW cũng tăng mạnh hơn 1%.

BMI hiện là ngôi sao trong nhóm bảo hiểm với sắc xanh hơn 2% của mình. Trong khi đó, Large Cap BVH nhích nhẹ dưới mốc tham chiếu.

Ngành sản phẩm cao su hiện là ngành tăng điểm mạnh nhất trên thị trường khi tăng 0.88%. Ngược lại, tiện ích hiện là ngành chịu ảnh hưởng tiêu cực nhất thị trường khi giảm 1.94%. 

Phiên sáng: Loay hoay dưới mốc 990 điểm

Sau khi lao dốc mạnh và sụt giảm hơn 10 điểm, chỉ số VN-Index bắt đầu rơi vào thế giằng co dưới mốc 990 điểm.

Kết phiên sáng, VN-Index đạt mức 990.45 điểm, giảm 0.7%. HNX-Index dừng tại mức 103.53 điểm, tương đương mức giảm 0.34%. Tổng khối lượng giao dịch trên cả hai sàn đạt hơn 18 triệu cổ phiếu, trong đó khối lượng giao dịch thỏa thuận đạt gần 21 triệu cổ phiếu, với điểm nhấn đến từ HNG khi hơn 12 triệu cổ phiếu đã được giao dịch ở mức giá 16,800 đồng.

Chốt phiên độ rộng thị trường nghiêng bên bán với 257 mã tăng điểm và 314 mã giảm điểm. Sắc đỏ mở rộng trong rổ VN30 khi cả rổ có 3 mã tăng, 24 mã giảm và 3 mã đứng giá.

VIC, VHM và GAS vẫn là những mã chính kéo chỉ số VN-Index đi xuống. Trong khi đó, sắc xanh của VPB, BID, CTG góp phần kìm hãm đà giảm của chỉ số.

Đi cùng với đà giảm của thị trường là nhóm chứng khoán khi sắc đỏ xuất hiện tràn lan trên nhóm này. Các ông lớn trong nhóm là SSI, VND và HCM đều sụt giảm, với mức lớn nhất 1.7% trên SSI.

Hai cổ phiếu ngành hàng không đang giao dịch khá tiêu cực. Cả VJC và HVN đều xuất hiện sắc đỏ, với mức giảm mạnh 2.4% đến từ mã HVN.

VPB là ngôi sao sáng nhất trong nhóm ngân hàng với mức tăng hơn 4% cùng mức thanh khoản đột biến. Nhiều khả năng thông tin lợi nhuận quý 2 của VPB tăng gần 44% so với quý 1, chất lượng tài sản chuyển biến tích cực đã ít nhiều tác động tích cực tới mã này. Sắc xanh cũng trở lại trên STB sau khi mã này nhận được lực hồi phục từ đáy cũ tháng 04/2017.

Ngành sản phẩm cao su hiện là ngành tăng điểm mạnh nhất trên thị trường khi tăng 0.88%. Ngược lại, tiện ích hiện là ngành ảnh hưởng tiêu cực nhất thị trường khi giảm 1.94%.

Khối ngoại bán ròng gần 10 tỷ đồng trên sàn HOSE và mua ròng 4.15 tỷ đồng trên sàn HNX. Lực bán tập trung ở các cổ phiếu HPG và VJC trên sàn HOSE. PVS đang là cổ phiếu được khối ngoại mua ròng nhiều nhất trên sàn HNX. 

10h20: Chưa có sự cải thiện

Sắc đỏ tràn ngập trên nhóm Large Cap thị trường, đặc biệt là rổ VN30 khi cả rổ vẫn chỉ có 1 mã tăng, 2 mã đứng giá và 27 mã giảm. Điều này dẫn tới đà giảm của VN-Index vẫn quanh mức 10 điểm.

Tới 10h20, độ rộng thị trường nghiêng về bên bán với 206 mã tăng và 302 mã giảm điểm.

VIC, VHM và GAS là bộ ba gây nhiều sức ép nhất tới VN-Index khi tác động gần 3 điểm vào đà giảm của chỉ số, theo sau là VCB, GAS và VRE. Ở chiều ngược lại, đà tăng của PHR, PPC, POW (cả ba đều tăng hơn 2%) không có mấy tác động tới chỉ số này.

Diễn biến nhóm cao su đang rất tích cực với đà tăng hơn 2% của DPR, PHR và GVR. TRC vẫn là điểm sáng trong nhóm này khi tăng trưởng hơn 5%.

Đi ngược với con sóng giảm thị trường là nhóm bất động sản khu công nghiệp khi sắc xanh mở rộng trong nhóm này. Ấn tượng nhất trong nhóm là mức tăng hơn 5% của D2D, SNZ, BCM. Nếu nhìn từ góc nhìn kỹ thuật thì các mã này đều đã nhận được trợ giúp từ hỗ trợ đắc lực là đường SMA 20 ngày.

Nhóm dệt may cũng là một trường hợp tương tự khi sắc xanh hơn 2% xuất hiện hàng loạt trên các mã như TCM, TNG, VGT. Các mã tăng trưởng trở lại khi đã giảm về những vùng đáy cũ trong quá khứ.

Thông tin về KQKD quý 2/2019 đầy khởi sắc của IJCTLG vẫn còn có ảnh hưởng tốt đến tâm lý nhà đầu tư khi cả hai vẫn giữ được sắc xanh với mức hơn 3% (IJC tăng cận trần). Hiện tại, cả hai mã này đều chưa cho dấu hiệu của sự giảm nhiệt.

Sản xuất hàng gia dụng hiện là ngành tăng mạnh nhất thị trường khi tăng 0.69%. Ngược lại, tiện ích hiện là ngành giảm mạnh nhất thị trường khi giảm 1.59%.

Mở cửa: Rớt hơn 10 điểm!

Tưởng chừng như diễn biến trên thị trường thế giới sẽ không ảnh hưởng mấy đến thị trường chứng khoán Việt Nam, chỉ số VN-Index mở phiên rớt hơn 10 điểm.

Độ rộng thị trường nghiêng về bên bán với 155 mã tăng và 240 mã giảm điểm. Sắc đỏ tràn lan trong rổ VN30 khi cả rổ có 1 mã tăng, 28 mã giảm và 1 mã đứng giá.

Tâm lý chốt lời được lộ rõ trên họ Vingroup khi sau nhiều phiên là trụ chính cho thị trường, VHM và VIC mở cửa với sắc đỏ ở mức hơn 1%, qua đó trở thành bộ đôi gây nhiều sức ép nhất tới VN-Index. Các mã GAS, VCB, SAB cũng góp phần tạo nên đợt giảm hơn 10 điểm cho chỉ số này.

Tương tự như VN-Index, chỉ số HNX-Index lao dốc dưới mốc tham chiếu với lý do chính đến từ bộ đôi ACB và PVS.

Sự sụt giảm 7% ở giá dầu đã dẫn đến hiện tượng sắc đỏ mở rộng trên nhóm dầu khí khi sau phiên mở cửa, các mã PVS, PVD, PVB bị điều chỉnh hơn 2%.

Nhóm ngân hàng cũng có số phận tương tự khi toàn nhóm chỉ có 2 mã tăng giá. Large Cap CTG, STB, TCB, VCB đều đi lùi dưới mốc tham chiếu.

Sản xuất hàng gia dụng hiện là ngành tăng mạnh nhất thị trường khi tăng 1.28%. Ngược lại, tiện ích hiện là ngành giảm mạnh nhất thị trường khi giảm 1.94%.

Lý Hỏa

FILI

CÁC TIN TRƯỚC

Tin xem nhiều nhất

Đăng ký nhận bản tin

Symptoma