Nhịp đập Thị trường 11/03: Tin dữ ra, thị trường rơi không phanh

11/03/2020 13:53

Việc 1 ca nhiễm Covid-19 mới được phát hiện tại Việt Nam đã khiến các nhà đầu tư phản ứng bằng cách bán tháo. VN-Index hiện đã mất gần 40 điểm.

Nhịp đập Thị trường 11/03: Tin dữ ra, thị trường rơi không phanh

Việc 1 ca nhiễm Covid-19 mới được phát hiện tại Việt Nam đã khiến các nhà đầu tư phản ứng bằng cách bán tháo. VN-Index hiện đã mất gần 40 điểm.

Thị trường mở cửa phiên chiều với hàng loạt các mã nằm sàn như MWG, PNJ, VJC, GAS song lực cầu bắt đáy đã xuất hiện, tuy sau đó cũng có lúc thoát sắc xanh dương nhưng nhìn chung mức giảm vẫn luôn hơn 6%. Rổ VN30 cũng đỏ lửa với 30 mã giảm, trong đó nhẹ nhất là SABREE ở mức dưới 1%. Toàn bộ các nhóm ngành từ phân hóa nay đã nhuộm sắc đỏ.

MWG nằm sàn sau khi có thông tin xuất hiện bệnh nhân thứ 35 là nhân viên bán hàng tại siêu thị Điện Máy Xanh, với lượng lớn cổ phiếu đã bị bán tháo trong đầu phiên chiều nay. VNM cũng đã không giữ được sắc xanh trong phiên sáng và đã xuất hiện sắc đỏ, nhưng điểm tạo khác biệt là nhà đầu tư nước ngoài đang liên tục mua vào cổ phiếu này (hơn 1.1 triệu cổ phiếu).

Các cổ phiếu nhóm dầu khi đang đồng loạt lao dốc khi áp lực bán tháo đã xuất hiện. GAS, PLX, PVD giảm cận sàn, PVS cũng lao dốc gần 5%. Thêm một điều tiêu cực là nhà đầu tư nước ngoài đang liên tục bán tháo các mã này.

AMD, QCG đang tiếp tục là những cổ phiếu “miễn nhiễm” với tâm lý hoảng loạn của nhà đầu tư khi liên tục tăng trần trong những phiên gần đây.

13h20: Rớt mạnh

Thông tin Việt Nam ghi nhận thêm 1 trường hợp nhiễm Covid-19 là nhân viên của Công ty Thế giới di động (MWG) đã khiến thị trường lao dốc mạnh ngay đầu phiên chiều.

Phiên sáng: Đà lao dốc chưa dừng lại

VN-Index kết phiên sáng giảm 1.89%, đạt mức 821.67 điểm; chỉ số HNX-Index giảm 0.91 điểm và rơi về mức 105.29 điểm. Độ rộng thị trường nghiêng về bên bán với 197 mã tăng và 289 mã giảm.

Lực cung chưa có dấu hiệu hạ nhiệt khi các chỉ số thị trường liên tục lao dốc trong suốt nửa cuối phiên sáng, với HNX-Index cũng đã gục ngã và đánh mất mốc tham chiếu. Tuy nhiên, xét theo góc nhìn kỹ thuật thì hiện tại cả hai chỉ số vẫn chưa rơi khỏi cây nến hôm qua, qua đó chứng tỏ sự bi quan không quá lớn và khả năng hồi phục trở lại vẫn còn

Sắc xanh rơi rớt dần trên rổ VN30 khi cả rổ chỉ còn 2 mã tăng và tới 28 mã giảm, với 2 gương mặt đó là SABVNM, song sắc xanh này chỉ là sắc xanh nhẹ, trong đó VNM được khối ngoại mua ròng hơn 600 ngàn đơn vị. Ở chiều ngược lại, có đến 19 mã rớt hơn 1% và dẫn đầu là sắc xanh dương của VJC; MWG, CTD, PNJ, VHM, VCB theo sau ở mức hơn 3%.

Tuy VJC sàn, nhưng nhóm hàng không lại đang phân hóa với HVN chỉ lùi nhẹ dưới tham chiếu, SCSNCT dao động quanh tham chiếu, trong khi ACV bứt phá hơn 3%. Theo góc nhìn kỹ thuật thì đà giảm sẽ còn tiếp diễn với cây nến Black Marubozu hiện tại, và hỗ trợ tiếp theo của cổ phiếu sẽ là vùng quanh mốc 100,000 đồng.

Diễn biến các nhóm ngành ngày càng bi quan khi sắc đỏ càng ngày tràn ngập khắp nhóm. SSI, HCM tại nhóm chứng khoán đã bị đẩy giá xuống hơn 2%, trong khi FTS mất sắc tím; nhóm thép thì HSG, HPG, TLH mất hơn 2%, còn POM nằm sàn; nhóm thủy sản và dệt may thì khả quan hơn khi phân hóa với sắc xanh, đỏ khá cân bằng.

Khối ngoại bán ròng gần 130 tỷ đồng trên sàn HOSE và hơn 11 tỷ đồng trên sàn HNX. Lực bán ròng tập trung ở các cổ phiếu HPG, VJC và chứng chỉ quỹ E1VFVN30 trên sàn HOSE. PVS, SHB, TNG là các mã bị bán ròng nhiều nhất tại sàn HNX, với giá trị hơn 10 tỷ đồng ở PVS.

10h20: VN-Index đảo chiều mất hơn 8 điểm

Khác với đầu phiên, áp lực bán tháo trên nhóm Large Cap đã đưa thị trường trở lại với nhịp giảm mạnh.

VN-Index nhanh chóng rơi khỏi mốc tham chiếu khi áp lực bán (nhiều khả năng là động thái cắt lỗ khi thị trường xuất hiện nhịp hồi, trong bối cảnh tâm lý nhà đầu tư vẫn lo lắng vì ảnh hưởng từ dịch bệnh) tiếp tục xuất hiện, trong khi HNX-Index may mắn hơn khi vẫn giữ được mốc này.

Rổ VN30 là tác nhân chính tạo nên sức ép lên VN-Index khi sắc đỏ tràn ngập rổ này, với 22 mã giảm, 7 mã tăng và 1 mã đứng giá. Ông lớn ngành thực phẩm - đồ uống là VNM hiện dẫn đầu nhóm với sắc xanh hơn 2%, đồng thời được khối ngoại mua ròng, trong khi các mã còn lại chỉ nhích nhẹ trên tham chiếu. Ở chiều ngược lại, hàng loạt các ông lớn khác rớt điểm như MWG, VCB, VHM, VJC, PNJ ở mức hơn 2%, trong đó MWGVJC dẫn đầu hơn 4%.

Nhóm mía đường sau vài phiên bứt phá đã trải qua một nhịp giảm và gần như mất hết tất cả công sức trước đó. Hiện các mã nhóm này đều đã rơi về hỗ trợ trước đó và dao động quanh tham chiếu, duy chỉ có QNS bật nhảy gần 4%, nhiều khả năng cũng nhờ vào thông tin mua vào cổ phiếu của ông Võ Thành Đàng - Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc doanh nghiệp.

Thị trường đỏ, song diễn biến nhóm chứng khoán lại không thể hiện mấy sự bi quan khi đang phân hóa, đồng thời được tô điểm bởi vài sắc tím trên FTS, SBS, VDS. Trong khi đó, hai ông lớn SSI, HCM dậm chân tại chỗ, VND lùi gần 2%.

Nhóm ngân hàng cũng khá phân hóa, song chiều giảm có phần nổi trội hơn bởi đa phần sắc đỏ đều vượt 1%, điển hình như HDB, NVB, EIB, TPB, trong khi ở chiều tăng chỉ có VBB, SHB, LPB tiến hơn 2%. SHB sau 3 phiên giảm liên tiếp và mất gần 25% nay đã xanh trở lại, và theo góc nhìn kỹ thuật thì nhịp hồi này nhờ vào lực cầu bắt đáy tại vùng hỗ trợ 9,000-10,000 đồng.

Mở cửa: Bật tăng đầu phiên rồi giảm nhẹ

Cả 2 chỉ số thị trường đều đang thể hiện một bộ mặt khá tích cực, đầu phiên VN-Index bật tăng hơn 6 điểm còn HNX-Index cũng nhảy vọt hơn 1%.

Đà tăng sau đó thu hẹp dần và đảo chiều giảm nhẹ.

Độ rộng thị trường tính tới 9h30 đang nghiêng về bên mua với 165 mã tăng và 62 mã giảm điểm. Số mã tăng, giảm trong rổ VN30 đang nghiêng về sắc xanh khi cả rổ có 23 mã tăng, 3 mã giảm và 4 mã đứng giá.

Bộ đôi ngân hàng là BID, VCB cùng với GAS đang là những tác nhân chính mang lại sắc xanh cho VN-Index. Ở chiều ngược lại, TCH, SBTYEG là những mã có tác động tiêu cực và kìm hãm đà tăng mạnh của chỉ số.

Sau phiên ATO, sắc xanh đang chiếm ưu thế ở nhóm ngân hàng. Cụ thể, SHB bứt phá khá mạnh gần 8%, LPB cũng không chịu thua kém khi nhảy vọt gần 7%, BID, VIBMBB cùng tăng quanh mốc 1.5%. Ở phía sắc đỏ, EIB hiện là mã duy nhất sụt giảm gần 4%.

Hòa chung với diễn biến của ngành ngân hàng, diễn biến của nhóm bất động sản dân dụng cũng khá khả quan. NDN bật tăng gần 3.5%, theo sau đó là mức tăng gần 3% của CEO, HAR, NLG nhảy vọt quanh mốc 2%, VHM, VIC nhích nhẹ trên mốc tham chiếu. Ở phía ngược lại, VRE sụt nhẹ dưới mốc tham chiếu.

Thông tin giá dầu phục hồi nhẹ đã giúp cho các cổ phiếu nhóm dầu khi có diễn biến khá khởi sắc. Có thể kể tên, BSR bứt phá hơn 4%, GAS cũng góp vui khi bật tăng hơn 3.5%, PVD, PLX cùng với POW đều tăng từ 1.5% đến gần 2.5%.

Tiện ích là ngành tăng mạnh nhất thị trường ở mức 2.85%. Ngược lại, sản xuất thiết bị, máy móc hiện là ngành giảm mạnh nhất thị trường ở mức 0.4%.

Lý Hỏa

FILI

CÁC TIN TRƯỚC

Tin xem nhiều nhất

Đăng ký nhận bản tin

Symptoma