VNM đã là cổ đông của GTN trước khi chào mua

15/03/2019 21:50

Trước khi công bố chào mua công khai GTN, VNM đã là cổ đông của tổ chức này với tỷ lệ nắm giữ 2.32% vốn. Mục tiêu sau cùng của VNM là nắm giữ 49% vốn GTN.

VNM đã là cổ đông của GTN trước khi chào mua

Trước khi công bố chào mua công khai GTN, VNM đã là cổ đông của tổ chức này với tỷ lệ nắm giữ 2.32% vốn. Mục tiêu sau cùng của VNM là nắm giữ 49% vốn GTN.

* Nếu gom được GTN, Vinamilk sẽ bành trướng ra sao?

Một ngày sau khi CTCP Sữa Việt Nam (Vinamilk, HOSE: VNM) công bố tin chào mua công khai cổ phiếu CTCP GTNFoods (HOSE: GTN), thì GTN cũng vừa công bố chi tiết thương vụ chào mua này.

Theo đó, trước khi chào mua GTN, VNM đã là cổ đông nắm giữ 2.32% vốn GTN, tương ứng hơn 5.78 triệu cp. VNM muốn mua thêm hơn 116.7 triệu cp GTN, tương ứng 46.6% vốn, với giá dự kiến 13,000 đồng/cp. Như vậy, nếu gom thành công, VNM sẽ nắm giữ 49% vốn GTN.

Liên quan đến cổ phiếu GTN, trước khi thông tin chào mua được công bố, CTCP Chứng khoán TPHCM (HOSE: HCM) đã mua vào thành công gần 20 triệu cp GTN, nâng tỷ lệ sở hữu lên 8% và chính thức trở thành cổ đông lớn của GTN.

Điều đáng nói, HCM chính là đại lý thực hiện việc chào mua này. Thời gian chào mua dự kiến trong vòng 30 ngày kể từ ngày có chấp thuận của UBCKNN.

Chỉ trong hai ngày cuối tuần sau khi thông tin chào mua này công bố, cổ phiếu GTN ghi nhận 2 phiên tăng trần liên tiếp từ 16,000 đồng/cp lên hơn 18,000 đồng/cp.

* Gom gần 20 triệu cp, HSC "có chân" trong thương vụ VNM thâu tóm GTN?

Mục đích mà VNM đưa ra cho thương vụ này là nhằm đồng hành lâu dài với GTN để cùng đẩy mạnh phát triển các lĩnh vực kinh doanh cốt lõi của GTN.

Dự kiến sau khi chào mua thành công, VNM cho biết sẽ hỗ trợ GTN nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh bằng nhiều biện pháp. Cụ thể như hỗ trợ GTN khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn lực tài chính, nâng cao hệ thống quản trị doanh nghiệp; khai thác và phát triển các vùng nguyên liệu đầu vào, ổn định giá thành sản xuất. Đồng thời tận dụng năng lực sản xuất và chế biến sản phẩm của GTN, cũng như hệ thống phân phối đa dạng để phục vụ người tiêu dùng. Ngoài ra còn xem xét các cơ hội đầu tư để khai thác có hiệu quả hơn các tài nguyên hiện hữu nhằm gia tăng lợi nhuận và tăng thêm giá trị cho cổ đông. Duy trì chính sách với người lao động và thu hút thêm lao động trình độ cao để đáp ứng cho việc phát triển quy mô kinh doanh về sau.

Về hoạt động gần đây của VNM, ngày 08/03 vừa qua, VNM đã nhập về Việt Nam lô bò gồm 1,100 bò tơ thuần chủng Holstein Friesian (HF) và hơn 500 bò thuần chủng A2 đang mang thai. Trước đó vào tháng 6/2018, Vinamilk cũng đã nhập khẩu trực tiếp lô bò với hơn 200 con thuần chủng A2 từ New Zealand.

Dự kiến đến năm 2020, VNM sẽ đưa tổng số bò lên khoảng 200,000 con, tăng sản lượng sữa lên gấp đôi.

Không chỉ Việt Nam, VNM còn sở hữu các nhà máy sản xuất sữa tại Mỹ (100% cổ phần nhà máy Driftwood), tại Campuchia (100% cổ phần nhà máy Angkormilk), New Zealand (22.8% cổ phần) và 1 công ty con tại Ba Lan. Ngoài ra, Vinamilk còn đầu tư phát triển trang trại hữu cơ tại Lào và tiếp tục tìm các cơ hội hợp tác ở các nước trong khu vực.

Minh An

Fili

Tài liệu đính kèm:
20190315_20190315 - GTN - Thong bao nhan duoc de nghi chao mua cong khai cua VNM.pdf

CÁC TIN TRƯỚC

Tin xem nhiều nhất

Đăng ký nhận bản tin

Symptoma