- THAY ĐỔI THỜI GIAN KÍCH HOẠT/CHUYỂN ĐỔI LOẠI XÁC THỰC CẤP 2
- Bản tin thị trường ngày 06/09/2024: THỊ TRƯỜNG TIẾP TỤC DAO ĐỘNG TRONG BIÊN ĐỘ HẸP, THANH KHOẢN THẤP DẦN
- Bản tin thị trường ngày 05/09/2024: VNINDEX NỖ LỰC PHỤC HỒI BẤT THÀNH, THỊ TRƯỜNG TIẾP TỤC ĐIỀU CHỈNH
- THÔNG BÁO LOẠI MÃ CHỨNG KHOÁN KHỎI DANH MỤC GDKQ
- Bản tin thị trường ngày 04/09/2024: THỊ TRƯỜNG ĐIỀU CHỈNH SAU NHIỀU PHIÊN GIẰNG CO VÙNG ĐỈNH
- Bản tin thị trường ngày 30/08/2024: THONG THẢ TRƯỚC KỲ NGHỈ LỄ, THỊ TRƯỜNG GIAO DỊCH VỚI THANH KHOẢN THẤP CHỜ XU HƯỚNG MỚI
Góc nhìn tuần 04-08/05: Giằng co trong vùng 755-800 điểm?
BVS dự báo VN-Index sẽ tiếp tục giằng co với các phiên tăng giảm đan xen trong vùng 755-800 điểm. KBSV tiếp tục cho rằng thị trường đang tạm nằm trong vùng trung tính.
Góc nhìn tuần 04-08/05: Giằng co trong vùng 755-800 điểm?
BVS dự báo VN-Index sẽ tiếp tục giằng co với các phiên tăng giảm đan xen trong vùng 755-800 điểm. KBSV tiếp tục cho rằng thị trường đang tạm nằm trong vùng trung tính.
Giảm trong ngắn hạn
CTCK Asean (Aseansc): Phiên 29/04, chỉ số VN-Index giao dịch giằng co trong biên độ 5 điểm. Trong đó, nhóm ngân hàng khởi sắc là động lực chính giúp chỉ số duy trì sắc xanh.
Kết thúc phiên 29/04, chỉ số VN-Index tăng 1.90 điểm (tăng 0.25%), đóng cửa ở mức 769.11 điểm. Thanh khoản HOSE ở mức hơn 250 triệu cổ phiếu (tăng 14%), giá trị gần 4,200 tỷ đồng (tăng 14%). Độ rộng thị trường nghiêng về số mã tăng giá (207 mã tăng/147 mã giảm). Về phía nhà đầu tư nước ngoài, họ bán ròng gần 475 tỷ đồng trên HOSE, tập trung chủ yếu vào VGC, VNM, VCB, VRE và KBC.
Về kỹ thuật, đồ thị ngày VN-Index tiếp tục di chuyển bên dưới 2 đường trung bình động ngắn hạn là MA5 và MA14, là tín hiệu khá tiêu cực.
Do đó, Aseansc cho rằng, trong kịch bản tiêu cực, VN-Index sẽ kiểm tra vùng hỗ trợ gần 750-760 điểm, bao gồm MA20, vùng hỗ trợ tiếp theo dự báo ở mức 730-740 điểm. Trong kịch bản tích cực, chỉ số cho phản ứng phục hồi trở lại thì vùng 770-780 điểm sẽ đóng vai trò là vùng kháng cự gần, đồng thời là vùng giảm tỷ trọng cổ phiếu trong danh mục.
Theo Aseansc, chỉ số VN-Index hiện vẫn đang giao dịch giằng co trong biên độ hẹp. Tuy nhiên, Aseansc cho rằng xu hướng của thị trường sẽ rõ ràng hơn vào tuần tới 04-08/05/2020. Trong trường hợp nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn tiếp tục suy yếu thì khả năng chỉ số VN-Index sẽ quay lại xu hướng giảm trong ngắn hạn. Tỷ trọng danh mục đề nghị theo công thức Kelly: 70% tiền mặt/30% cổ phiếu.
Tạm thời nằm trong vùng trung tính
CTCK KB Việt Nam (KBSV): Chỉ số VN-Index có một phiên diễn biến trầm lắng với biên độ dao động khá hẹp.
KBSV nhận định, việc vận động tại điểm chính giữa các mô hình tam giác cân đi ngang khiến phiên 29/04 không có nhiều ý nghĩa trong việc xác định xu hướng. Đồng thời, KBSV tiếp tục cho rằng thị trường đang tạm thời nằm trong vùng trung tính, và cơ hội cho một nhịp hồi chớm vượt đỉnh hoặc giảm về vùng hỗ trợ 74x điểm là khá cân bằng.
Theo đó, KBSV tiếp tục khuyến nghị nhà đầu tư chỉ trải lệnh ở các vùng giá thấp, mua trở lại một phần vị thế ngắn hạn nếu chỉ số rơi sâu xuống vùng hỗ trợ đề cập.
Giằng co trong vùng 755-800 điểm
CTCK Bảo Việt (BVS): BVS dự báo VN-Index sẽ tiếp tục biến động giằng co với các phiên tăng giảm đan xen trong vùng 755-800 điểm trong tuần 04-08/05/2020.
Theo BVS nhận định, thị trường sẽ có sự phân hóa mạnh giữa các dòng cổ phiếu theo kết quả lợi nhuận quý 1 và kế hoạch kinh doanh cả năm 2020 của các doanh nghiệp niêm yết.
Dù vậy, BVS cũng lưu ý rằng, tác động tiêu cực từ Covid19 có thể khiến kết quả kinh doanh quý 1 và đặc biệt là quý 2 của các doanh nghiệp không được như kỳ vọng. Điều này sẽ tạo ra lực cản đáng kể đối với đà hồi phục của các nhóm cổ phiếu. Thêm vào đó, hoạt động bán ròng của khối ngoại nếu tiếp tục kéo dài có thể tạo ra hiệu ứng tâm lý không tốt khi thị trường tiếp cận các vùng kháng cự mạnh.
Vì thế, BVS khuyến nghị nhà đầu tư duy trì tỷ trọng danh muc ở mức 15-25% cổ phiếu. Sau khi đã thực hiện bán chốt lời một phần các vị thế ngắn hạn tại vùng 790-820 điểm, nhà đầu tư tạm thời đứng ngoài quan sát thị trường.
Bán ròng của khối ngoại gây áp lực đến tâm lý nhà đầu tư
CTCK Mirae Asset (Mirae): Theo quan sát của Mirae, áp lực bán ròng của khối ngoại đang là yếu tố tác động tới tâm lý của nhà đầu tư khi giá trị mỗi phiên từ 300-500 tỷ đồng. Điều nãy sẽ tạo áp lực đặc biệt tại nhóm vốn hóa lớn. Đối với nhà đầu tư chấp nhận rủi ro trung bình thấp nên duy trì tỷ trọng cổ phiếu thấp. Tuy nhiên, nhà đầu tư chấp nhận rủi ro cao có thể nâng tỷ trọng lên mức trung bình khi thị trường điều chỉnh giảm về vùng giá 750-760 điểm.
Mirae đánh giá, một số nhóm ngành đang thu hút dòng tiền, diễn biến tích cực hơn thị trường chung là khu công nghiệp, cảng biển và săm lốp.
Khang Di
CÁC TIN TRƯỚC
-
Góc nhìn 05/05: Tiếp tục giảm điểm? (04/05/2020 18:29)
-
Chọn cổ phiếu nào sau kỳ nghỉ lễ? (04/05/2020 13:00)
-
Góc nhìn 29/04: Rung lắc trước kỳ nghỉ lễ 4 ngày? (28/04/2020 18:08)
-
Góc nhìn 28/04: Chỉ trải lệnh ở vùng giá thấp (27/04/2020 18:20)
-
Mua cổ phiếu nào cho tuần cuối tháng 4? (27/04/2020 13:00)
-
Yuanta: Giá dầu giảm có lợi cho việc kiểm soát lạm phát và ổn định vĩ mô của Việt Nam (27/04/2020 11:25)
-
Góc nhìn 24/04: Áp lực chốt lời liệu còn tiếp diễn? (23/04/2020 18:25)
-
Góc nhìn 23/04: Duy trì quan sát (22/04/2020 18:39)
-
Mối tương quan giữa giá dầu với đồng đô la Mỹ và giá vàng (22/04/2020 09:57)
-
Góc nhìn 22/04: Quan sát và thăm dò bắt đáy? (21/04/2020 17:53)