Người dân và doanh nghiệp chính thức được giãn nộp thuế và tiền thuê đất

09/04/2020 08:57

Chính phủ đã chính thức ban hành Nghị định giãn nộp thuế và tiền thuê đất với nhiều đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19.

Người dân và doanh nghiệp chính thức được giãn nộp thuế và tiền thuê đất

Chính phủ đã chính thức ban hành Nghị định giãn nộp thuế và tiền thuê đất với nhiều đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19.

* Gói giãn thuế 180.000 tỉ đồng: Khi nào 98% doanh nghiệp được hưởng?

* Xem xét giãn thuế thu nhập cá nhân

Doanh nghiệp được gia hạn thuế và tiền thuê đất kể từ 8/4/2020.

Ngày 8/4, Chính phủ ban hành Nghị định 41/2020/NĐ-CP gia hạn thời gian nộp thuế và tiền thuê đất. Theo đó, các doanh nghiệp, hộ kinh doanh được gia hạn thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, thuế giá trị gia tăng, tiền thuê đất.

Việc gia hạn thời hạn nộp thuế, tiền thuê đất sẽ áp dụng cho một số đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 như sau:

Một là doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất trong các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản; Sản xuất, chế biến thực phẩm; Dệt; Sản xuất trang phục; Sản xuất giày, dép; Sản xuất sản phẩm từ cao su; Sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính; Sản xuất, lắp ráp ô tô... (và nhiều ngành nghề khác được cụ thể được chi tiết trong Nghị định 41/2020/NĐ-CP)

Hai là doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình hoạt động kinh doanh trong các ngành vận tải đường sắt; Vận tải đường bộ; Vận tải đường thủy; Vận tải hàng không; Kho bãi và các hoạt động hỗ trợ cho vận tải; Dịch vụ lưu trú, dịch vụ ăn uống; Hoạt động của các đại lý du lịch, kinh doanh tour du lịch và các dịch vụ hỗ trợ, liên quan đến quảng bá và tổ chức tour du lịch... (và nhiều ngành nghề khác được cụ thể được chi tiết trong Nghị định 41/2020/NĐ-CP)

Ba là doanh nghiệp, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân hoạt động sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển; sản phẩm cơ khí trọng điểm.

Bốn là doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ được xác định theo quy định của Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa số 04/2017/QH14 và Nghị định số 39/2018/NĐ-CP ngày 11/3/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Năm là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện các giải pháp hỗ trợ khách hàng là doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân chịu ảnh hưởng do dịch Covid-19 theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và giao Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố danh sách tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tham gia hỗ trợ khách hàng.

Thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng của tháng, quý được gia hạn như sau:

Thời hạn nộp thuế GTGT của kỳ tính thuế tháng 3/2020 chậm nhất là ngày 20/9/2020.

Thời hạn nộp thuế GTGT của kỳ tính thuế tháng 4/2020 chậm nhất là ngày 20/10/2020.

Thời hạn nộp thuế GTGT của kỳ tính thuế tháng 5/2020 chậm nhất là ngày 20/11/2020.

Thời hạn nộp thuế GTGT của kỳ tính thuế tháng 6/2020 chậm nhất là ngày 20/12/2020.

Thời hạn nộp thuế GTGT của kỳ tính thuế quý 1/2020 chậm nhất là ngày 30/9/2020.

Thời hạn nộp thuế GTGT của kỳ tính thuế quý 2/2020 chậm nhất là ngày 30/12/2020.

Đối với thuế thu nhập doanh nghiệp, gia hạn nộp thuế đối với số thuế TNDN còn phải nộp theo quyết toán của năm 2019 mà chưa nộp vào Ngân sách Nhà nước và số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm nộp của quý 1, quý 2 năm 2020. Thời hạn gia hạn là 5 tháng, kể từ ngày kết thúc thời hạn nộp thuế TNDN theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.

Đối với hộ gia đình, cá nhân kinh doanh, gia hạn thời hạn nộp thuế GTGT, thuế TNCN đối với số tiền thuế phát sinh phải nộp năm 2020 của hộ gia đình, cá nhân kinh doanh hoạt động trong một số ngành kinh tế. Hộ gia đình, cá nhân kinh doanh thực hiện nộp số tiền thuế được gia hạn tại khoản này trước ngày 31/12/2020.

Đối với tiền thuê đất, gia hạn thời hạn nộp tiền thuê đất 05 tháng kể từ ngày phải nộp tiền thuê đất của kỳ 1 theo quy định của pháp luật.

Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký, tức ngày 8/4/2020. Theo Bộ Tài chính, 98% doanh nghiệp sẽ thuộc diện giãn thuế và tiền thuê đất.

Nhật Quang

FILI

CÁC TIN TRƯỚC

Tin xem nhiều nhất

Đăng ký nhận bản tin

Symptoma