- CẬP NHẬT THÔNG TIN CĂN CƯỚC CÔNG DÂN TRỰC TUYẾN
- Bản tin thị trường ngày 13/12/2024: THỊ TRƯỜNG TIẾP TỤC ĐIỀU CHỈNH VỚI THANH KHOẢN THẤP
- Bản tin thị trường ngày 13/12/2024: NỖ LỰC PHỤC HỒI BẤT THÀNH, THỊ TRƯỜNG ĐIỀU CHỈNH
- Bản tin thị trường ngày 11/12/2024: ÁP LỰC CHỐT LỜI ĐANG LỚN DẦN, THỊ TRƯỜNG ĐIỀU CHỈNH
- Bản tin thị trường ngày 10/12/2024: ÁP LỰC CHỐT LỜI ĐANG MẠNH DẦN, VNINDEX ĐI NGANG
- Bản tin thị trường ngày 09/12/2024: CỔ PHIẾU TRỌNG NHÓM VN30 CHỊU ÁP LỰC CHỐT LỜI, VNINDEX GIỮ XU HƯỚNG TĂNG TRUNG HẠN
Dịch bệnh Covid-19 'tàn phá' thị trường bất động sản bán lẻ ở Hà Nội
Báo cáo nghiên cứu thị trường bất động sản bán lẻ ở Hà Nội quý 1/2020 của Công ty TNHH Savills Việt Nam (Savills) mới công bố thể hiện, dịch bệnh Covid-19 đã có những tác động mang tính chất “tàn phá” chưa từng thấy.
Dịch bệnh Covid-19 'tàn phá' thị trường bất động sản bán lẻ ở Hà Nội
Báo cáo nghiên cứu thị trường bất động sản bán lẻ ở Hà Nội quý 1/2020 của Công ty TNHH Savills Việt Nam (Savills) mới công bố thể hiện, dịch bệnh Covid-19 đã có những tác động mang tính chất “tàn phá” chưa từng thấy.
Bất động sản mặt bằng bán lẻ chịu nhiều tác động xấu từ dịch bệnh Covid-19. Ảnh Dương Lan
|
Cụ thể, trong quý 1/2020, không có dự án bất động sản về mặt bằng bán lẻ mới nào được đưa ra thị trường, nguồn cung ở mức khoảng 1,6 triệu m2, tăng 13% so với cùng kỳ năm trước.
Dự báo, đến năm 2021 sẽ có 19 dự án với khoảng 195.000 m2 bất động sản mặt bằng bán lẻ được cung ứng ra thị trường, chủ yếu ở phía tây và trung tâm Hà Nội. Nguồn cung tăng, cộng xu hướng mở rộng ra ngoài khu vực trung tâm thành phố có thể khiến giá thuê giảm.
Nhu cầu thuê mặt bằng kinh doanh giảm mạnh
Trong quý 1/2020, giá thuê trung bình ở tầng trệt các trung tâm thương mại, cửa hàng lớn giảm. Công suất thuê cũng giảm. Tuy nhiên, mức giảm trong 3 tháng vừa qua là chưa nhiều. Đối với các bất động sản mặt bằng bán lẻ không phải là trung tâm thương mại, Savills ghi nhận sự suy giảm mạnh hơn về cả giá thuê và công suất thuê.
Theo Savills, các bất động sản mặt bằng bán lẻ chịu ảnh hưởng bởi vắng khách hơn từ tháng 2 khi thông tin về dịch bệnh Covid-19 bắt đầu nhiều lên. Đến giữa tháng 3, khi ca nhiễm Covid-19 đầu tiên tại Hà Nội được công bố thì lượng khách sụt giảm mạnh mẽ.
Nghi ngại lây nhiễm đã dẫn đến việc đóng cửa tạm thời của các nhà hàng, rạp chiếu phim, khu vui chơi giải trí và trung tâm thể thao... Do đó, doanh thu của các cửa hàng thuê bất động sản mặt bằng bán lẻ giảm mạnh. Hầu hết các ngành hàng đều không tránh được ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19, trừ siêu thị.
Savils nhận định, trong ngắn hạn, diện tích trống của các trung tâm thương mại sẽ tiếp tục tăng đáng kể.
Các cửa hàng mặt phố phải đóng cửa hàng loạt để phòng chống dịch bệnh Covid-19. Ảnh: Dương Lan
|
Dịch bệnh Covid-19 "tàn phá" nặng nề khiến nhiều chủ bất động sản mặt bằng bán lẻ cân nhắc điều chỉnh ngắn hạn về chính sách thuê nhằm hỗ trợ những khách thuê đang gặp khó khăn bao gồm: giảm giá thuê, miễn tiền thuê theo giai đoạn, gia hạn thời điểm thanh toán giá thuê, hoặc chuyển sang hình thức trả giá thuê theo tháng. Trong khi đó, khách thuê mới còn trong giai đoạn xem xét mặt bằng đang đàm phán lại giá thuê hoặc hoãn việc ký kết các hợp đồng mới.
Đa số khách thuê nhà đều mong muốn chủ bất động sản mặt bằng bán lẻ giảm giá thuê, thậm chí miễn phí. Tuy nhiên, đa số các chủ nhà chỉ giảm khoảng 30% giá thuê.
Doanh thu giảm, các chủ cửa hàng bán lẻ gặp khó khăn
Báo cáo thị trường bất động sản mặt bằng bán lẻ của Savills cũng nhận định, dịch bệnh Covid-19 "tàn phá" mạnh hơn thị trường bán lẻ mặt phố, dễ nhận thấy là sự đóng cửa của hàng loạt các cửa hàng kinh doanh mặt phố. Điều này dẫn đến giảm mạnh doanh thu, khiến nhiều khách thuê gặp khó khăn, đề xuất với chủ nhà về việc miễn giá thuê cho trong thời gian cách ly trong tháng 4 và giảm 20 - 50% giá thuê trong 3 - 12 tháng tới. Nhiều người đang tiếp tục đàm phán để được giảm sâu hơn về giá thuê và các chi phí kinh doanh khác; một số quyết định không gia hạn hợp đồng thuê…
Theo báo cáo của Savills, ở góc nhìn vĩ mô hơn, trong 3 tháng đầu năm, tổng mức bán lẻ hàng hóa, doanh thu dịch vụ đạt khoảng hơn 135.000 tỉ đồng, tương đương 5,9 tỷ USD, tăng 2,3% theo năm, nhưng thấp hơn so với quý 1/2019. Tăng trưởng liên tục suy giảm từ 11,7% trong tháng 1 xuống còn 7,6% trong tháng 2 và -3% trong tháng 3.
Savills nhận định, dịch bệnh Covid-19 tạo ra cơ hội cho thương mại điện tử, giao hàng tận nhà. Điều này sẽ tác động không tốt đến thị trường cho thuê bất động sản mặt bằng bán lẻ Ảnh Dương Lan
|
Doanh thu bán lẻ đạt 87.600 tỉ đồng, tương đương 3,8 tỷ USD, duy trì mức tăng trưởng cao 9,3% theo năm. Mặc dù thu nhập và sức mua bị ảnh hưởng, tăng trưởng có được là nhờ nhu cầu tích trữ nhu yếu phẩm tăng lên và thương mại điện tử được đẩy mạnh.
Báo cáo nghiên cứu của Savills ghi nhận, đầu năm ở Hà Nội luôn là mùa cao điểm về dịch vụ lưu trú, ăn uống nhưng do dịch bệnh Covid-19 khiến doanh thu sụt giảm đến mức hơn 20% theo năm. Một nguyên nhân khác cùng với dịch bệnh dẫn đến sụt giảm mạnh về dịch vụ ăn uống là Nghị định 100 có tác động khá lớn.
Thương mại điện tử phát triển mạnh
Theo Savills, dịch bệnh Covid-19 đang thúc đẩy thương mại điện tử khá mạnh, dẫn đến ảnh hưởng lớn đến thị trường bán lẻ truyền thống, bất động sản mặt bằng bán lẻ cũng chịu tác động theo.
Xu hướng các nhà bán lẻ đang kết hợp 2 kênh trực tiếp và trực tuyến ngày càng rõ rệt. Có thể nhận thấy rõ nhất trong những tháng gần đây là ngành hàng ẩm thực với việc tham gia các ứng dụng giao hàng tăng mạnh.
Các thương hiệu trung, cao cấp cũng tham gia dịch vụ giao hàng tận nhà, biểu hiện rõ nhất là trong đợt dịch bệnh Covid-19. Savills nhìn nhận, dịch bệnh covid-19 đã tạo ra cơ hội tốt cho thương mại điện tử và dịch vụ giao hàng tận nhà. Đây cũng là sáng tạo để tồn tại.
Theo Savills, các chủ bất động sản mặt bằng bán lẻ cần quan tâm hơn đến khách thuê, xem xét các yêu cầu trong từng trường hợp cụ thể và cung cấp hỗ trợ linh hoạt; giảm giá thuê tùy theo vị trí và doanh thu; miễn giá thuê trong giai đoạn cách ly xã hội; thanh toán giá thuê theo tháng; gia hạn thời điểm thanh toán giá thuê; phí dịch vụ giảm đến mức tối thiểu và thanh toán theo tháng; cho phép những khách thuê bị áp lực nặng được kết thúc thuê trước ngày hợp đồng hết hạn; tìm kiếm cơ hội trực tuyến.
Thương mại điện tử có thể sẽ bùng nổ với thị phần mở rộng sau khi khủng hoảng vì dịch bệnh Covid-19 kết thúc.
Lê Quân
CÁC TIN TRƯỚC
-
Góc nhìn Bất động sản: Khu Đông là ngôi sao đang lên (04/05/2020 14:00)
-
Doanh nghiệp địa ốc 'khát vốn' ồ ạt vay trái phiếu lãi cao, thị trường dấu hiệu bất ổn? (04/05/2020 10:38)
-
Di dời nhà máy, 'đất vàng' thành chung cư, trung tâm thương mại (03/05/2020 09:32)
-
Dịch COVID-19: Kịch bản 'đóng băng' thị trường bất động sản có lặp lại? (30/04/2020 20:20)
-
Dân chờ mua giá rẻ, nhà đầu tư 'cắt lỗ' khiến bất động sản khó càng khó (29/04/2020 14:34)
-
Địa ốc rục rịch bung hàng (28/04/2020 09:33)
-
Chuyên gia đề xuất gỡ khó cho bất động sản sau dịch COVID-19 (28/04/2020 09:05)
-
Khách thuê mặt bằng lo doanh thu giảm tiếp (28/04/2020 06:29)
-
Lý do giá nhà đất chưa giảm sâu mùa dịch (27/04/2020 06:45)
-
'Siết' bất động sản sẽ đẩy giá lên cao (25/04/2020 08:19)