16/07/2024: LỰC CẦU YẾU, VNINDEX ĐI NGANG CHỜ BÁO CÁO QUÝ 2/2024

15/07/2024 17:00

LỰC CẦU YẾU, VNINDEX ĐI NGANG CHỜ BÁO CÁO QUÝ 2/2024

Chuyển động thị trường và dự báo:

Thị trường giao dịch chậm trong phiên đầu tuần, VNIndex trong trạng thái giằng co, chuyển từ trạng thái tăng đầu ngày sang giảm nhẹ vào lúc đóng cửa thị trường. Sau khi không vượt được mốc tâm lý VNIndex 1300 điểm, nhà đầu tư thận trọng và chốt lời trên nhóm tăng nhiều trong đợt vừa qua như cổ phiếu công nghệ, bán lẻ, hàng không,  và ưu ái nhóm cổ phiếu cơ bản, có tin tức hỗ trợ như chốt quyền chia cổ tức tiền mặt... Khối ngoại tiếp tục có phiên bán ròng với giá trị lớn. Thanh khoản thị trường giảm phiên tứ 4 liên tiếp, lực cầu yếu. Báo cáo tài chính quý 2 của các doanh nghiệp niêm yết sẽ dần được công bố trong những tuần tới, với kỳ vọng tích cực ở nhóm cổ phiếu ngân hàng. VNIndex vẫn trong xu hướng tăng trung hạn, nhà đầu tư có thể tiếp tục giải ngân theo kế hoạch đầu tư trung dài hạn, quan tâm nhóm cổ phiếu sản xuất cơ bản và thiết yếu như ngân hàng, dầu khí, công nghệ, khu công nghiệp. Đối với các giao dịch ngắn hạn chú ý cổ phiếu nhạy với thị trường như bất động sản vốn hóa vừa, chứng khoán.

CỔ PHIẾU QUAN TÂM: NTL, DPR, ACB, GMD,  KDH, VCB

- Phiên giao dịch đầu tuần 15/07, chứng khoán Châu Á đóng cửa trái chiều, giới đầu tư thận trọng về rủi ro chính trị sau khi Cựu tổng thống Mỹ bị bắn trúng tai và dữ liệu kinh tế yếu của Trung Quốc. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Trung Quốc trong quý 2 đạt mức tăng 4,7% so với cùng kỳ, thấp hơn mức dự báo tăng 5,1% và thấp hơn mức tăng 5,3% của quý 1. Nhu cầu tiêu dùng, chi tiêu còn yếu là nguyên nhân dẫn đến tăng trưởng chưa được như kỳ vọng. Doanh số bán lẻ tháng 6 đạt mức tăng 2% so với cùng kỳ, thấp hơn mức dự báo tăng 3,3% và thấp hơn con số tăng 3,7% của tháng 5 trước đó. Trung Quốc sẽ tổ chức Hội nghị trung ương Đảng vào cuối ngày 15/7, mục tiêu của hội nghị tìm phương án kích thích nền kinh tế lớn nhất Châu Á này.

- Tại Hội thảo kinh tế Việt Nam 6 tháng đầu năm, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) cho rằng, Việt Nam có thể đạt tăng trưởng từ 6-6,5% mà Quốc hội đề ra cho năm 2024. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý đến một số vấn đề như cước vận tải quốc tế tăng cao, rủi ro tỷ giá, mức độ hấp thụ tín dụng của nền kinh tế còn khá yếu, cần những chính sách kích thích kinh tế, tiêu dùng mạnh hơn. (VnEconomy.vn)

- Danh sách chi tiết khuyến nghị vui lòng xem trang 2.


Tải về bản tin nhận định thị trường: 

CÁC TIN TRƯỚC

Tin xem nhiều nhất

Đăng ký nhận bản tin

Symptoma